Huyết áp 130/90 là cao hay thấp?

Huyết áp 130/90 là cao hay thấp? Và cách xử trí như thế nào khi bị cao huyết áp?

Huyết áp 130/90 là cao hay thấp? Đây là mức tiền tăng huyết áp, có thể gây rủi ro sức khỏe nếu không được kiểm soát tốt. Vậy huyết áp 130/90 có nguy hiểm không? Hãy cùng Mirai Healthcare tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả nhé!

Huyết áp 130/90 là cao hay thấp?

Khi đo huyết áp, nhiều người có thể thắc mắc liệu chỉ số 130/90 mmHg là cao hay thấp. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), huyết áp trong khoảng từ 120/80 mmHg đến 139/89 mmHg được coi là tiền tăng huyết áp. 

  • Huyết áp được coi là bình thường là khi Huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg.
  • Huyết áp cao được tính là khi bạn có huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.
  • Tiền tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu trong khoảng 120-129 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg.
  • Vậy huyết áp bao nhiêu được coi là thấp? Đó là khi bạn có huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg.

do-huyet-ap

Do đó, nếu bạn có mức huyết áp 130/90 thì không cần phải lo lắng quá nhiều bởi đó không phải là mức huyết áp quá cao và có thể được kiểm soát bằng các biện pháp đơn giản. Tuy nhiên, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng gì liên quan đến tăng huyết áp, bạn nên đi khám để được tư vấn và kiểm soát kịp thời.

Nguyên nhân và triệu chứng của huyết áp 130/90

Nếu bạn đo được huyết áp 130/90 thường do nhiều nguyên nhân như:

  • Tuổi tác: tuổi càng cao thì các mạch máu có xu hướng trở nên xơ cứng hơn, điều này góp phần làm tăng huyết áp.
  • Căng thẳng: căng thẳng kéo dài có thể khiến cơ thể sản sinh ra các hormone làm co mạch máu, từ đó tăng huyết áp.
  • Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh: Tiêu thụ nhiều muối, thực phẩm chế biến sẵn, chất béo bão hòa sẽ làm tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp.
  • Thừa cân, béo phì: Khi trọng lượng cơ thể vượt quá mức bình thường, tim sẽ phải làm việc vất vả hơn để bơm máu qua các mạch máu.
  • Lười vận động: Lối sống thiếu vận động làm giảm khả năng kiểm soát huyết áp và khiến các mạch máu ít đàn hồi hơn.
  • Yếu tố di truyền: Nếu tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp, bạn sẽ có nguy cơ mắc cao hơn.

nguyen-nhan-va-trieu-chung-cua-huyet-ap

Khi có huyết áp 130/90, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng như:

  • Đau đầu: Cơn đau dữ dội có thể lan ra sau gáy hoặc thái dương, kèm theo buồn nôn.
  • Chóng mặt: Do huyết áp cao làm giảm lưu lượng máu đến não, bạn có thể cảm thấy hoa mắt, mất thăng bằng, thậm chí ngất xỉu.
  • Đau ngực: Tăng huyết áp có thể làm bạn đau ngực hoặc có cảm giác bóp nghẹt do thiếu máu cơ tim.
  • Khó thở: Do tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu chống lại áp lực cao, vậy nên bạn có thể thấy khó thở. 
  • Mệt mỏi: Huyết áp cao có thể làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể, gây ra cảm giác mệt mỏi và suy nhược.
  • Buồn nôn và nôn mửa: Đây là những triệu chứng ít thấy của tăng huyết áp, nhưng nếu bạn gặp phải, hãy đi khám ngay lập tức.

Huyết áp 130/90 nguy hiểm như thế nào?  

Nếu huyết áp 130/90 không được kiểm soát và điều trị, nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe:

  • Bệnh tim mạch: Huyết áp cao kéo dài làm tăng áp lực lên thành động mạch, gây ra xơ vữa động mạch, từ đó giảm lưu lượng máu đến tim. Điều này có thể dẫn đến các bệnh tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim hoặc bệnh mạch vành. 
  • Đột quỵ: Huyết áp cao làm tổn thương các mạch máu não, dẫn đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ hoặc xuất huyết não.
  • Tổn thương thận: Huyết áp cao có thể gây ảnh hưởng đến các mao mạch trong thận, làm giảm hiệu quả lọc máu và dẫn đến nguy cơ suy thận.
  • Suy giảm thị lực: Áp lực máu cao khiến các mạch máu ở võng mạc dễ bị tổn thương, gây ra các vấn đề về mắt như nhìn mờ, xuất huyết võng mạc, thậm chí có thể dẫn đến mất thị lực.
  • Các bệnh lý khác: Huyết áp cao làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch và các vấn đề về não bộ.

Cách phòng ngừa tăng huyết áp 

Việc xác định rõ huyết áp 130/90 là cao hay thấp sẽ giúp bạn chủ động trong việc kiểm soát nguy cơ tăng huyết áp, đồng thời phòng ngừa các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng.

cach-phong-ngua-tang-huyet-ap

Dưới đây là một số giải pháp giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả:

Điều chỉnh thói quen sống:

  • Chế độ ăn uống khoa học: Giảm lượng muối, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và hạn chế tiêu thụ chất béo từ động vật.
  • Duy trì vận động thường xuyên: Tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày, hầu hết các ngày trong tuần để tăng cường lưu thông máu.
  • Giữ cân nặng ổn định.
  • Giảm thiểu căng thẳng, tránh lo âu kéo dài.
  • Không hút thuốc lá.
  • Hạn chế tiêu thụ rượu, bia.

Điều trị bằng thuốc: Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo kiểm soát huyết áp an toàn và hiệu quả..

Kết luận 

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu được huyết áp 130/90 là cao hay thấp. Huyết áp 130/90 là một trong những dấu hiệu của bệnh tăng huyết áp, nếu không kiểm soát có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe sau này. 

dau-hieu-cua-benh-tang-huyet-ap

Chủ động theo dõi và kiểm soát huyết áp là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe tim mạch và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm, đặc biệt đối với những có nguy cơ cao như người cao tuổi, người béo phì…  Nếu gặp phải bất kỳ vấn đề gì liên quan đến huyết áp, hãy khám sức khỏe để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Hình ảnh bác sĩ

BS.CKI Lê Thị Kim Tuyết

Nội tổng hợp

Câu hỏi mới

ĐẶT CÂU HỎI VỚI CHUYÊN GIA NGAY

Đặt câu hỏi ngay với chuyên gia

Đăng ký

Đăng ký người dùng
Bằng việc nhấn nút Đăng ký bạn đã đồng ý với Chính sách bảo mậtChính sách bảo vệ thông tin của MIRAI

Đăng nhập

Đăng nhập

Bạn cần hỗ trợ? 19009186

Đặt lịch khám
Ngày đặt lịch

Đặt lịch lấy mẫu

Quên mật khẩu

Quên mật khẩu
bac-si-mirai-healthcare-tu-van

Đặt lịch tư vấn cùng bác sĩ

Bác sĩ tư vấn