Ung thư lưỡi: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị

Hình ảnh bác sĩ
Tư vấn chuyên môn bài viết

BS.CKI Lê Thị Kim Tuyết

Nội tổng hợp

Ung thư lưỡi, một căn bệnh ác tính xuất phát từ các tế bào trong lưỡi, gây nguy hiểm đến sức khỏe. Hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh, liệu pháp điều trị, cách phòng ngừa giúp bạn bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Hình ảnh bác sĩ
Tư vấn chuyên môn bài viết

BS.CKI Lê Thị Kim Tuyết

Nội tổng hợp

1. Ung thư lưỡi là gì?

Ung thư lưỡi là một loại ung thư phát triển từ các tế bào trong lưỡi. Đây là một loại ung thư vùng miệng, có thể xuất phát từ phần trước của lưỡi (ung thư lưỡi miệng) hoặc từ đáy lưỡi (ung thư lưỡi hầu). 

Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ung thư lưỡi là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại trên toàn cầu. Mỗi năm, có khoảng 263.900 ca mắc mới và 128.000 trường hợp tử vong do căn bệnh này. Tại Hoa Kỳ, riêng năm 2009 đã ghi nhận 10.530 ca mới mắc và 1.900 trường hợp tử vong.

Đáng chú ý, tại Việt Nam, số ca ung thư lưỡi đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là tại Bệnh viện K, một trong những cơ sở điều trị ung thư hàng đầu cả nước. Điều này cho thấy ung thư lưỡi đang ngày càng trở nên phổ biến và cần được quan tâm đúng mức.

ung-thu-luoi-la-mot-loai-ung-thu-phat-trien-tu-cac-te-bao-trong-luoi

Ung thư lưỡi là một loại ung thư phát triển từ các tế bào trong lưỡi

2. Dấu hiệu ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi có thể biểu hiện qua nhiều dấu hiệu khác nhau, tùy thuộc vào giai đoạn và vị trí khối u.

2.1. Lưỡi đau và lan sang các mô xung quanh

Khối u ung thư có thể gây kích ứng và tổn thương các dây thần kinh cảm giác trong lưỡi, dẫn đến đau. Nhiễm trùng thứ phát có thể xảy ra do vết loét, làm tăng thêm cơn đau.

2.2. Đau ở hàm hoặc cổ họng

Người bệnh có thể bị đau hàm và cổ họng khi khối u lưỡi di căn đến vùng hầu họng. Điều này khiến người bệnh sẽ cảm thấy đau, khó khăn khi nuốt.

dau-ham-hoac-co-dau-hieu-ung-thu-luoi

Đau hàm hoặc cổ là một trong những dấu hiệu của bệnh ung thư lưỡi

2.3. Nuốt đau, khó nuốt

Sau khi bắt đầu bệnh, người bệnh sẽ dần nhận thấy lưỡi có nhiều dấu hiệu lạ hơn. Các cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn khi nói chuyện, nhai và nuốt thức ăn, đặc biệt là khi ăn các món cay nóng.

2.4. Cảm giác bị mắc nghẹn

Người bị ung thư lưỡi thường xuất hiện các vết loét to, có thể hình thành mủ hoặc bị chảy máu. Do đó, người bệnh sẽ gặp tình trạng đau khi ăn, khít hàm, cảm giác mắc nghẹn thường xuyên. 

2.5. Cứng lưỡi và hàm

Ung thư giai đoạn tiến triển có thể xâm lấn vào các cơ và dây thần kinh điều khiển lưỡi và hàm, dẫn đến cứng và hạn chế cử động. Do đó, việc nhai nuốt sẽ vô cùng khó khăn với người bệnh.

2.6. Xuất hiện vùng đỏ, trắng hoặc sẫm ở miệng, lưỡi

Tế bào ung thư phát triển không kiểm soát, xâm lấn và phá hủy các tế bào niêm mạc bình thường. Quá trình này gây ra những thay đổi về cấu trúc và màu sắc của niêm mạc, dẫn đến sự xuất hiện của các mảng đỏ, trắng hoặc sẫm màu ở miệng, lưỡi.

co-mang-do-trang-hoac-sam-o-luoi-co-the-la-dau-hieu-canh-bao-ung-thu-luoi

Có mảng đỏ, trắng hoặc sẫm ở lưỡi có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư lưỡi

2.7. Vết loét ở lưỡi

Vết loét ở lưỡi gây đau, khó chịu khiến việc ăn uống khó khăn. Thông thường, cơ thể có khả năng tự phục hồi và làm lành các vết loét. Tuy nhiên, khi bị ung thư lưỡi, các vết loét sẽ kéo dài, không biến mất, dẫn đến hoại tử, gây ra tình trạng hơi thở có mùi hôi và trong nước bọt có thể lẫn máu.

2.8. Có cảm giác tê bên trong miệng

Khối u ung thư khi phát triển có thể xâm lấn và chèn ép lên các dây thần kinh trong vùng miệng và lưỡi. Sự chèn ép này làm gián đoạn tín hiệu thần kinh, dẫn đến cảm giác tê bì, mất cảm giác hoặc cảm giác kiến bò.

2.9. Chảy máu lưỡi

Nếu lưỡi chảy máu bất thường, có thể là dấu hiệu cảnh bảo ung thư lưỡi dạng biểu mô tế bào vảy. Loại bệnh lý này sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc mũi, cổ họng, miệng và gây nên tình trạng chảy máu bất thường ở lưỡi. 

chay-mau-luoi-co-the-la-bieu-hien-cua-ung-thu-luoi

Dấu hiệu chảy máu lưỡi có thể là biểu hiện của ung thư lưỡi

2.10. Khối u trên lưỡi

Ở giai đoạn cuối, bệnh nhân ung thư lưỡi thường bị sụt cân nghiêm trọng do đau đớn và không thể ăn uống bình thường. Các khối u trên lưỡi phát triển và lan rộng, tạo thành những mảng cứng trên bề mặt lưỡi. 

2.11. Thay đổi tông giọng 

Khối u lớn hoặc vết loét do ung lưỡi, có thể gây đau đớn và hạn chế cử động của lưỡi và hàm. Điều này làm cho việc phát âm trở nên khó khăn, dẫn đến thay đổi tông giọng và cách nói.

2.12. Khó cử động hàm hoặc lưỡi

Khối u ung thư phát triển có thể xâm lấn và chèn ép các cơ và dây thần kinh kiểm soát chuyển động của lưỡi và hàm. Điều này dẫn đến sự hạn chế trong phạm vi chuyển động, làm cho việc nói, nhai và nuốt trở nên khó khăn.

2.13. Có hạch ở cổ

Trong trường hợp ung thư lưỡi, các tế bào ung thư thường di căn đến các nhóm hạch sau: hạch dưới cằm, hạch cổ. Sự di căn này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên cổ. Khi các hạch bạch huyết bị tế bào ung thư xâm nhập, chúng sẽ phình to ra, chèn ép đường thở, gây đau đầu.

2.14. Đau cổ hoặc tai

Khi ung thư lưỡi tiến triển, các tế bào ung thư có thể lan rộng và xâm nhập vào các hạch bạch huyết ở vùng cổ, gây đau cổ. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể lan rộng lên vùng tai, gây thêm sự khó chịu và đau đớn cho người bệnh. 

dau-co-va-tai-thuong-xuye-la-bieu-hien-cua-ung-thu-luoi

Người bệnh ung thư lưỡi có thể bị đau cổ và tai thường xuyên

3. Nguyên nhân gây bệnh ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi là một bệnh lý phức tạp, không phải lúc nào cũng xác định được nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã xác định được một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh:

  • Virus HPV: tiền sử nhiễm HPV là nguyên nhân chính gây nên bệnh ung thư lưỡi.  
  • Thuốc lá nhai: Hút thuốc lá thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Trầu cau: Thói quen nhai trầu cau, đặc biệt phổ biến ở một số khu vực châu Á, cũng làm tăng nguy cơ ung thư lưỡi.
  • Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có người mắc ung thư khoang miệng hoặc ung thư hầu họng, nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng tăng lên.
  • Tiền sử cá nhân: Những người đã từng mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư biểu mô tế bào vảy, có nguy cơ cao hơn mắc ung thư lưỡi.

hut-thuoc-la-cung-la-mot-trong-nhung-nguyen-nhan-gay-ung-thu-luoi

Hút thuốc là cũng là một trong những nguyên nhân gây ung thư lưỡi

4. Cách chẩn đoán bệnh ung thư lưỡi.

Để chẩn đoán ung thư lưỡi cần phải kết hợp nhiều phương pháp như: thăm khám lâm sàng, phối hợp với cận lâm sàng và sinh thiết.

4.1. Triệu chứng lâm sàng

4.1.1. Giai đoạn đầu

Triệu chứng của bệnh không rõ ràng với các dấu hiệu điển hình như:

  • Cơ năng: Thường người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu nhưng qua đi nhanh.
  • Thực thể:
  • Khám lưỡi: Có thể thấy ở lưỡi một điểm nổi phồng với sự thay đổi màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hoá hoặc tổn thương là vết loét nhỏ. 
  • Khám hạch: Hạch thường xuất hiện sớm. Tuỳ thuộc vào độ xâm lấn của u nguyên phát, khả năng di căn hạch từ 15%-75%. Hạch nhóm I có tần xuất bị di căn cao, sau đó đến nhóm II, III, IV.

cach-chan-doan-benh-ung-thu-luoi

Khám lưỡi là một trong những phương pháp ban đầu để đánh giá bệnh ung thư lưỡi

4.1.2. Giai đoạn toàn phát

Giai đoạn toàn phát được phát hiện do đau khi ăn uống, đau kéo dài gây khó khăn khi nói, nuốt.

  • Toàn thân: Cơ thể người bệnh bị sốt cao do nhiễm trùng, mệt mỏi, chán ăn.
  • Cơ năng: Người bệnh sẽ cảm thấy đau, tăng tiết nước bọt, có thể hảy máu, hơi thở hôi. Một số trường hợp bệnh nhân sẽ cảm thấy khó khăn khi nói và nuốt thức ăn.
  •  Thực thể
  • Khám lưỡi: Ổ loét ở lưỡi, trên ổ loét phủ giả mạc dễ chảy máu. Vết loét lan rộng gây đau, khiến lưỡi bị hạn chế vận động. 
  • Khám hạch: Khoảng 40 – 50% các trường hợp có hạch ngay từ lần khám đầu tiên, trong đó 3/4 là hạch di căn. Hạch có thể xuất hiện ở các vị trí như dưới cằm, dưới hàm.

Lưu ý: Ở giai đoạn tiến triển, thể loét chiếm ưu thế, loét sâu lan rộng xuống bề mặt dưới của lưỡi, gây đau đớn, dễ chảy máu, có mùi hôi khó chịu. Bác sĩ thường phải gây tê cho bệnh nhân trước khi thăm khám vì sẽ gây đau đớn. 

4.2. Cận lâm sàng

4.2.1. Tế bào học và mô bệnh học

Bác sĩ thực hiện các cách biện pháp như:

  • Chọc hút kim nhỏ: Bác sĩ sử dụng kim nhỏ để chọc hút hạch bất thường ở cổ. Mục đích để tìm tế bào ác tính tại hạch hoặc tìm tế bào ác tính tại tổn thương ở lưỡi bằng áp lam.
  • Mô bệnh học: Chẩn đoán xác định bằng mô bệnh học qua mảnh sinh thiết tại u trước khi điều trị là bắt buộc vì đây được coi là tiêu chuẩn vàng.

4.2.2. Chụp X quang

Bác si thực hiện chụp X-quang xương hàm dưới để đánh giá tổn thương xâm lấn xương. Đồng thời, chụp tim phổi giúp đánh giá khả năng di căn của bệnh.

4.2.3. Chụp CT – Scanner và MRI

Đây là biện pháp giúp bác sĩ đánh giá xâm lấn mô xương, phần mềm xung quanh và hạch cổ. Chụp CT scan và MRI có thể phát hiện ra hạch di căn mà lâm sàng chưa tìm thấy được.

  • CT scanner: Đối với ung thư khoang miệng, CT scan có tiêm thuốc cản quang có thể giúp xác định mức độ xâm lấn của khối u vào hệ thống cơ lưỡi sâu và có hoặc không có liên quan tới xương hàm dưới. 

CT scan đặc biệt hữu ích trong đánh giá giai đoạn ung thư đã xâm lấn tại chỗ hoặc lan tràn vào các cấu trúc bên cạnh. CT scan có thể cung cấp thông tin về xâm lấn và có thể đánh giá các hạch trước cổ và hạch trước khí quản.

  • Chụp cộng hưởng từ: Trong nhiều trường hợp, CT scan và MRI cung cấp thông tin bổ sung lẫn nhau. So với CT scan, MRI cho thấy các tổn thương mô mềm tốt hơn rõ rệt. MRI cũng tốt hơn so với CT scan để phân biệt khối u dưới niêm và trong việc phát hiện xâm lấn xương.

chup-cong-huong-tu-de-phat-hien-tinh-di-can-cua-benh-ly-ung-thu-luoi

Chụp cộng hưởng từ để phát hiện tính di căn của bệnh lý ung thư lưỡi

4.2.4. Siêu âm

Bác sĩ thực hiện siêu âm ổ bụng để hát hiện tổn thương di căn gan, các vị trí khác trong ổ bụng. Đồng thời, cần thực hiện thêm siêu âm hạch cổ giúp phát hiện di căn hạch mà lâm sàng không sờ thấy.

4.2.5. Xạ hình toàn thân

Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ thực hiện phương pháp xạ hình xương để phát hiện di căn xa. giúp đánh giá chính xác tình trạng bệnh. 

4.2.6. Các xét nghiệm khác

Bác sĩ có thể thực hiện thêm các xét nghiệm như: công thức máu, sinh hoá máu, nhóm máu,… để đánh giá bilan và tác dụng không mong muốn của hoá chất.

4.2.7. PET scan

Là phương pháp phát hiện khối u giai đoạn sớm bằng các ánh xạ. Các bệnh lý ung thư đầu cổ là một nhóm bệnh được Medicare chấp thuận cho sử dụng PET scan trong việc chẩn đoán, phân loại bệnh.

5. Các giai đoạn của bệnh

Theo Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ (AJCC) phiên bản lần thứ 7 năm 2010, ung thư lưỡi được phân loại như sau:

Các loại ung thư lưỡi
T: U nguyên pháp
  • Tx: Không đánh giá được u nguyên phát
  • T0: Không có u nguyên phát.
  • Tis: Ung thư biểu mô tại chỗ
  •  T1: Đường kính u < 2 cm
  • T2: 2cm < đường kính u >4 cm
  • T3: Đường kính u > 4 cm
  • T4a: Khối u xâm lấn vỏ xương hàm dưới, các cơ sâu của lưỡi, xoang hàm hoặc da mặt
  • T4b: Khối u xâm lấn sâu hơn vào khu vực khoang cơ nhai, chân bướm,…
N: Hạch vùng. Trong đó:
  • Nx: Không đánh giá được hạch vùng.
  • N0: Không di căn hạch vùng.
  • N1: Di căn một hạch duy nhất cùng bên đường kính < 3 cm
  • N2 N2a: 3 cm < di căn một hạch duy nhất cùng bên đường kính < 6 cm
  • N2b: Di căn nhiều hạch cùng bên đường kính <6 cm
  • N2c: Di căn hạch hai bên hoặc hạch đối bên đường kính < 6 cm
  • N3: Hạch di căn đường kính > 6 cm
M: Di căn xa
  • Mx: Không đánh giá được tình trạng di căn xa.
  • M0: Không có di căn xa.
  • M1: Có di căn xa.
Giai đoạn bệnh ung thư lưỡi
Giai đoạn 0 Tis N0 M0
Giai đoạn I T1 N0 M0
Giai đoạn II T2 N0 M0
Giai đoạn III T3 N0 M0

T1,2,3 N1 M0

Giai đoạn IV IVa T1,2,3 N2 M  

T4a N0,1,2 M0

IVb: Bất kỳ T, N3 M0

T4b N bất kỳ, M0

 IVc: Bất kỳ T, bất kỳ N, M1

6. Lựa chọn phác đồ điều trị

Phác đồ điều trị bệnh ung thư lưỡi sẽ phụ thuộc vào giai đoạn và tình trạng bệnh. Cụ thể như sau:

6.1.  Phẫu thuật

6.1.1. Đối với u nguyên phát

Với bệnh ung thư lưỡi dạng u nguyên phát, bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp phẫu thuật theo tình trạng bệnh:

  • T1: Cắt rộng u, đảm bảo diện cắt cách rìa u > 1 cm, nên làm sinh thiết tức thì diện cắt..
  • T2, T3: Phẫu thuật cắt lưỡi bán phần đảm bảo diện cắt âm tính, kết hợp tạo hình nếu cần thiết.
  • T4: Tuỳ theo tình trạng bệnh nhân có thể phẫu thuật rộng rãi: Cắt nửa lưỡi, cắt nửa sàn miệng, cắt xương hàm dưới có hoặc không kết hợp với tạo hình bằng vạt da cơ có cuống mạch hoặc vạt tự do nối mạch vi phẫu.

Hiện nay, đối với giai đoạn T3,T4 thì điều trị hóa chất trước phẫu thuật nhằm mục đích thu nhỏ kích thước u sau đó đánh giá lại để quyết định phẫu thuật.

dieu-tri-ung-thu-luoi

Phẫu thuật là một trong những biện pháp để điều trị bệnh lý ung thư lưỡi

6.1.2. Đối với hạch vùng

Hạch vùng là một trong những yếu tố tiên lượng quan trọng trong ung thư lưỡi. Trong trường hợp này, bác sĩ thường chỉ định vét hạch cổ để điều trị bệnh.  

6.1.3. Phẫu thuật tái tạo

Phẫu thuật tái tạo đóng vai trò quan trọng trong sự hồi phục sau phẫu thuật. Sự phát triển của nhiều phương pháp tái tạo mới ngay cả sau khi cắt bỏ rộng ung thư đầu-cổ (dùng vạt cơ ngực lớn và vạt da vùng cổ) đã cho phép cắt rộng hơn bờ xung quanh ung thư và gia tăng tỷ lệ điều trị khỏi.

6.2.  Xạ trị

Phương pháp xạ trị thường chỉ định cho những tổn thương ung thư còn khu trú, bệnh ở giai đoạn tương đối sớm còn có thể chữa khỏi được. Xạ trị triệt căn các ung thư đầu cổ có thể là xạ trị đơn thuần hoặc kết hợp thêm với hoá chất, miễn dịch, phẫu thuật.

6.3 Hoá chất

Điều trị bằng phương pháp hóa chất, có thể dùng đường toàn thân hoặc đường động mạch lưỡi (hiện nay ít dùng). Bác sĩ sẽ chỉ định dùng đa hoá chất cho kết quả đáp ứng tốt hơn đơn hoá chất.

6.4.  Điều trị đích

Các phương thức thông thường hiện nay (phẫu thuật, xạ trị, hóa trị liệu) không chọn lọc và có thể gây tổn thương mô bình thường. Đặc biệt, hóa trị liệu có liên quan đến độc tính hệ thống thường làm giảm sự tuân thủ và giảm tính kịp thời của liệu pháp.

Điều trị đích là phương pháp điều trị nhằm mục đích cụ thể để ức chế sự phát triển của khối u và di căn. Bác sĩ sẽ sử dụng cách nhắm mục tiêu môi trường vi thể khối u hoặc mạch máu (để các tế bào bình thường không bị ảnh hưởng) hoặc tập trung vào các đường dẫn truyền protein.

7. Cách phòng ngừa ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi là một bệnh lý nguy hiểm, bạn cần áp dụng các phương pháp sau để hạn chế mắc bệnh:

  • Bỏ hút thuốc lá và hạn chế uống rượu: Hút thuốc là và uống rượu là những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. Do đó, bạn nên cai thuốc và rượu để giảm đáng kể nguy cơ mắc tất cả các loại ung thư miệng và hầu họng.
  • Tiêm vắc xin ngừa HPV: Vắc-xin HPV bảo vệ chống lại bệnh ung thư lưỡi và nhiều bệnh ung thư khác liên quan đến HPV như: ung thư cổ tử cung, âm đạo,….
  • Chế độ ăn hợp lý: Xây dựng chế độ ăn nhiều thực phẩm tươi, giàu vitamin và khoáng chất. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để xây dựng thực đơn tối ưu giúp ngăn ngừa bệnh hiệu quả.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Thực hiện khám sức khỏe định kỳ 6 – 12 tháng/lần, để phát hiện bệnh sớm. 

tiem-chung-phong-ngua-ung-thu-luoi

Tiêm vắc xin HPV là biện pháp hiệu quả ngăn ngừa bệnh ung thư lưỡi và các bệnh ung thư khác liên quan đến HPV

Ung thư lưỡi là một bệnh lý ác tính nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo và áp dụng các phương pháp điều trị hợp lý giúp kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.

Nếu có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào, bạn hãy liên hệ đến Mirai Healthcare – hệ thống y tế cung cấp dịch vụ khám sức khỏe theo tiêu chuẩn Nhật, để được tư vấn thăm khám và điều trị kịp thời.

Chia sẻ
Bài viết cùng chủ đề
Ung thư thực quản là một căn bệnh ác tính xuất phát từ lớp niêm mạc của thực quản. Bài viết sau đây của Mirai Healthcare sẽ giúp...
Viêm phổi là căn bệnh ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Hãy cùng khám phá những bí ẩn xung quanh căn bệnh viêm phổi với bài viết...
Ung thư vòm họng là một bệnh nguy hiểm, khởi phát âm thầm và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Bài viết sau...
Chia sẻ
Bài viết xem thêm
Bài viết cùng chuyên mục
Bạn có biết, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp stress là “đại dịch thầm lặng” của thế kỷ 21?...
Stress nơi công sở không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng mà còn kéo theo hàng loạt hệ lụy sức khỏe: mất ngủ, đau đầu, tăng huyết áp...
Việc phát hiện sớm ung thư vú là “chìa khóa” để điều trị thành công. Tuy nhiên, dấu hiệu ung thư vú giai đoạn đầu thường không rõ...
Ung thư máu là một căn bệnh ác tính, âm thầm phá hủy các tế bào khỏe mạnh, gây ra những hậu quả khôn lường. Bài viết sau...
Gan là một cơ quan “đa nhiệm” và rất quan trọng để duy trì sức khỏe tổng thể. Chức năng của gan đa dạng, tham gia vào quá...
Ung thư da là một loại ung thư phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và...

Đăng ký

Đăng ký người dùng
Bằng việc nhấn nút Đăng ký bạn đã đồng ý với Chính sách bảo mậtChính sách bảo vệ thông tin của MIRAI

Đăng nhập

Đăng nhập

Bạn cần hỗ trợ? 19009186

Đặt lịch khám
Ngày đặt lịch

Đặt lịch lấy mẫu

Quên mật khẩu

Quên mật khẩu
bac-si-mirai-healthcare-tu-van

Đặt lịch tư vấn cùng bác sĩ

Bác sĩ tư vấn