Ung thư vú ở nam giới: Dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị

Hình ảnh bác sĩ
Tư vấn chuyên môn bài viết

TS.BS Trương Ngọc Dương

Nội - Nhi

Mặc dù thường được biết đến là căn bệnh ảnh hưởng đến phụ nữ, ung thư vú ở nam vẫn có thể xảy ra, dù tỷ lệ thấp hơn. Cùng Mirai Healthy tìm hiểu chi tiết về ung thư vú ở nam giới với bài viết sau. 
Hình ảnh bác sĩ
Tư vấn chuyên môn bài viết

TS.BS Trương Ngọc Dương

Nội - Nhi

1. Ung thư vú ở nam giới là gì?

Ung thư vú ở nam giới là khi các tế bào ác tính hình thành và phát triển trong các mô tuyến vú của nam giới. Tỷ lệ mắc bệnh này ở nam giới rất thấp, chỉ chiếm khoảng 1% trong tổng số các trường hợp ung thư vú nói chung.

Đối tượng nam giới mắc ung thư vú thường là những người trên 60 tuổi. Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, mỗi năm có khoảng 2.800 nam giới được chẩn đoán mắc bệnh này. 

ung-thu-vu-o-nam-gioi-khi-cac-te-bao-ac-tinh-hinh-thanh-va-phat-trien

Ung thư vú ở nam giới khi các tế bào ác tính hình thành và phát triển trong các mô tuyến vú của nam giới

2. Dấu hiệu ung thư vú ở nam giới

Ở giai đoạn sớm, ung thư vú ở nam giới thường không có triệu chứng rõ ràng, khiến việc phát hiện bệnh trở nên khó khăn. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, có thể xuất hiện một số dấu hiệu sau:

  • Xuất hiện cục cứng, khối u ở vùng ngực: Bạn có thể sờ thấy một khối u hoặc cục rắn chắc ở vùng ngực, thường không gây đau đớn. Lý do là sự tăng sinh bất thường và không kiểm soát của các tế bào ung thư trong mô vú tạo thành khối u.
  • Sưng hoặc dày mô vú bất thường: Sự phát triển của các tế bào ung thư có thể xâm lấn và làm tăng thể tích mô vú tại chỗ, gây ra cảm giác sưng hoặc dày lên. 
  • Da vùng ngực bị thay đổi: Da ở vùng ngực có thể trở nên đỏ ửng, xuất hiện các mảng da đóng vảy hoặc có bề mặt lõm vào, như “vỏ cam”. Điều này là do các tế bào ung thư xâm lấn vào các mạch bạch huyết nhỏ dưới da, gây viêm và đỏ da, tắc nghẽn và làm tích tụ dịch, dẫn đến hiện tượng da dày lên.
  • Đầu vú bị tụt vào trong hoặc thay đổi hình dạng: Núm vú có dấu hiệu bị kéo tụt sâu vào bên trong hoặc thay đổi hình dạng bất thường. Do tế bào ung thư phát triển, xâm lấn và làm co rút các các mô liên kết, kéo núm vú vào trong.
  • Tiết dịch từ núm vú, có thể kèm máu: Sự phát triển của tế bào ung thư trong các ống dẫn sữa có thể gây kích ứng và dẫn đến tiết dịch bất thường. Nếu dịch có máu, đó có thể là dấu hiệu của sự xâm lấn hoặc tổn thương mạch máu do khối u.
  • Đau hoặc sưng ở vùng nách: Các tế bào ung thư vú có thể di căn đến các hạch bạch huyết ở nách, là nơi đầu tiên chúng thường lan đến. Sự xâm lấn này làm cho các hạch bạch huyết sưng to và có thể gây đau.  

dau-hieu-ung-thu-vu-o-nam-gioi

Đau hoặc sưng ở vùng nách là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh ung thư vú ở nam giới

3. Các loại ung thư vú ở nam giới

Dưới đây là các loại bệnh ung thư vú ở nam giới:

Loại ung thư vú Chi tiết
Ung thư ống tuyến vú xâm lấn
  • Đây là loại bệnh phổ biến
  • Tế bào ung thư từ các ống dẫn sữa của vú, xâm lấn ra các mô vú xung quanh
Ung thư tiểu thùy xâm lấn
  • Loại bệnh này ít gặp hơn
  • Tế bào ung thư phát triển ở các tiểu thùy của vú (có nhiệm vụ sản xuất sữa, ở nam giới tiểu thùy này không hoạt động chức năng)
Ung thư tại chỗ
  • Đây là giai đoạn bệnh ban đầu
  • Các tế bào ung thư chỉ có ở các ống dẫn sữa, chưa lan ra mô vú
Bệnh Paget núm vú
  • Giai đoạn tế bào ung thư từ các ống dẫn sữa, lan đến núm vú và các vùng da xung quanh
Sarcoma vú
  • Đây là loại ung thư rất hiếm gặp
  • Tế bào ung thư phát sinh từ các mô liên kết của vú (như mạch máu, cơ)

 4. Vì sao nam giới lại mắc ung thư vú?

Hiểu rõ lý do vì sao nam giới lại mắc ung thư vú, giúp bạn nhận biết các yếu tố nguy cơ và nâng cao ý thức phòng bệnh, chủ động theo dõi sức khỏe thường xuyên. 

  • Tuổi tác: Theo thống kê người mắc ung thư vú ở nam giới thường từ 60 tuổi trở lên. Khi càng lớn tuổi, sức đề kháng giảm, quá trình phân chia tế bào và tác động của môi trường, dẫn đến các đột biến gen gây ra sự phát triển bất thường của tế bào, bao gồm cả tế bào tuyến vú.
  • Di truyền: Các đột biến di truyền ở một số gen, đặc biệt là BRCA1 và BRCA2, làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển ung thư vú ở cả nam và nữ.
  • Tiền sử gia đình: Nam giới có người thân (đặc biệt là người thân thế hệ thứ nhất như mẹ, chị gái, em gái, hoặc con gái) mắc ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Mất cân bằng hormone: Sự cân bằng giữa hormone estrogen và androgen (hormone nam giới) đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mô vú. Bất kỳ sự thay đổi nào làm tăng nồng độ estrogen so với androgen ở nam giới đều có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.
  • Phơi nhiễm bức xạ: Nam giới đã từng xạ trị vào vùng ngực (khi điều trị ung thư) có nguy cơ phát triển ung thư vú cao hơn người bình thường.
  • Bệnh lý nền: Một số bệnh lý mạn tính có thể liên quan đến sự thay đổi hormone hoặc suy giảm chức năng cơ thể, có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư vú, điển hình như: xơ gan, suy thận, rối loạn chuyển hóa,..
  • Sử dụng thuốc nội tiết hoặc estrogen lâu dài: Việc sử dụng các loại thuốc có chứa estrogen (ví dụ, trong quá trình chuyển giới từ nam sang nữ) có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú ở nam giới.

nguyen-nhan-nam-gioi-mac-ung-thu-vu

Tuổi tác là một trong những nhân tố làm tăng khả năng ung thư vú ở nam giới

5. Cách chẩn đoán ung thư vú ở nam giới

Quá trình chẩn đoán ung thư vú ở nam giới bao gồm nhiều bước, từ thăm khám ban đầu đến các xét nghiệm chuyên sâu. Bao gồm:

Phương pháp chẩn đoán Chi tiết/Mục đích
Khám lâm sàng
  • Phát hiện các bất thường bên ngoài của vùng ngực
Xét nghiệm hình ảnh Giúp đánh giá khối u, nghi ngờ tổn thương

  • Chụp nhũ ảnh (mammography): Đánh giá khối u vú, phát hiện các vi vôi hóa hoặc các bất thường khác.
  • Siêu âm vú: Phân biệt giữa khối u đặc và nang chứa dịch, cung cấp thông tin về kích thước, hình dạng và các đặc điểm khác của khối u. 
  • MRI (Chụp cộng hưởng từ): Đánh giá mức độ xâm lấn của khối u, hoặc để tầm soát ở những người có nguy cơ di truyền cao.
Xét nghiệm mô bệnh học (Sinh thiết)
  • Bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ từ vùng ngực có khối u hoặc bất thường để xét nghiệm
  • Giúp xác định ung thư và loại ung thư vú nào (ví dụ: ung thư ống tuyến xâm lấn, ung thư tiểu thùy xâm lấn).
Xét nghiệm gan
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra sự hiện diện của các đột biến di truyền ở các gen như BRCA1 và BRCA2
  • Để lựa chọn phương pháp điều trị và đánh giá nguy cơ cho các thành viên khác trong gia đình.
Xét nghiệm đánh giá mức độ lan rộng của khối u
  • CT scan, PET scan, hoặc xạ hình xương để xác định tình trạng di căn khi bị ung thư.

chan-doan-ung-thu-vu-o-nam-gioi

Bác sĩ sẽ khám lâm sàng và thực hiện nhiều xét nghiệm chuyên sâu khác để xác định bệnh ung thư vú ở nam giới

6. Điều trị ung thư vú ở nam giới

Điều trị ung thư vú ở nam giới cần dựa vào tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh. Cụ thể như sau:

  • Phẫu thuật: Đây thường là phương pháp điều trị đầu tiên và quan trọng nhất đối với ung thư vú ở nam giới.

Cắt bỏ vú: Phẫu thuật loại bỏ toàn bộ mô vú, bao gồm cả núm vú và quầng vú, cũng như một phần da và các mô mỡ xung quanh.

Cắt bỏ hạch bạch huyết: Nếu có dấu hiệu hoặc nguy cơ tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết vùng nách, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ một số hoặc toàn bộ các hạch bạch huyết này.

  • Xạ trị: Phương pháp này sử dụng năng lượng cao từ tia X hoặc các nguồn bức xạ khác để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.
  • Hóa trị: Thường được chỉ định sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư tiềm ẩn còn sót lại (điều trị bổ trợ), hoặc trong trường hợp ung thư đã lan rộng (điều trị toàn thân).
  • Liệu pháp nội tiết: Sử dụng các loại thuốc để ức chế tác động của hormone estrogen lên tế bào ung thư, từ đó làm chậm hoặc ngừng sự phát triển của chúng. 
  • Liệu pháp nhắm trúng đích: Phương pháp này sử dụng các loại thuốc tác động một cách chọn lọc vào các protein hoặc gen cụ thể có liên quan đến sự phát triển của tế bào ung thư.
  • Điều trị hỗ trợ: Phương pháp này tập trung vào việc theo dõi và kiểm soát các triệu chứng liên quan đến bệnh và quá trình điều trị, cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

dieu-tri-ung-thu-vu-o-nam-gioi

Có nhiều phương pháp để điều trị ung thư vú ở nam giới

7. Tầm soát, phòng ngừa ung thư vú ở nam giới

Mặc dù tỷ lệ mắc ung thư vú ở nam giới thấp, nhưng cần chủ động thực hiện các biện pháp để giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh:

  • Tầm soát định kỳ: Nam giới có các yếu tố nguy cơ như tiền sử gia đình mắc ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng, hoặc mang đột biến gen cần tầm soát định kỳ để phát hiện bệnh sớm.
  • Lối sống lành mạnh: Duy trì một lối sống khoa học có thể giúp giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư, bao gồm cả ung thư vú. Bao gồm: chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể chất thường xuyên, hạn chế rượu bia và thuốc lá. 
  • Quản lý bệnh lý nền: Kiểm soát tốt các bệnh lý hiện có như: gan, rối loạn hormone có thể giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư vú.
  • Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại: Giảm thiểu sự tiếp xúc với các tác nhân có thể gây ung thư như: hóa chất độc hại, bức xạ ion hóa,…
  • Theo dõi sức khỏe vú: Nam giới nên tự kiểm tra vú định kỳ và nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào như khối u, cục cứng, thay đổi da, tụt núm vú hoặc tiết dịch, cần đi khám bác sĩ ngay lập tức để được đánh giá và chẩn đoán kịp thời.

Ung thư vú ở nam giới, dù hiếm gặp, vẫn là một bệnh lý nguy hiểm. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường, đóng vai trò quyết định trong việc tăng cơ hội chữa khỏi và cải thiện tiên lượng sống cho nam giới mắc căn bệnh này.

Khi nhận thấy dấu hiệu nghi ngờ, bạn hãy tới ngay các cơ sở y tế uy tín như Mirai Healthcare để thăm khám và chữa trị kịp thời.

Chia sẻ
Bài viết cùng chủ đề
Việc phát hiện sớm ung thư vú là “chìa khóa” để điều trị thành công. Tuy nhiên, dấu hiệu ung thư vú giai đoạn đầu thường không rõ...
Ung thư máu là một căn bệnh ác tính, âm thầm phá hủy các tế bào khỏe mạnh, gây ra những hậu quả khôn lường. Bài viết sau...
Ung thư da là một loại ung thư phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và...
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, đặc biệt trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên, đây...
Ung thư gan giai đoạn cuối là một thách thức lớn đối với cả bệnh nhân và gia đình. Giai đoạn này, các triệu chứng trở nên rõ...
Chia sẻ
Bài viết cùng chuyên mục
Loãng xương là tình trạng suy yếu cấu trúc xương khiến xương xốp, dễ gãy và thường xảy ra ở người lớn tuổi. Cùng tìm hiểu tổng quan...
Gan nhiễm mỡ độ 1 là giai đoạn khởi phát của tình trạng mỡ tích tụ bất thường trong gan. Theo dõi bài viết sau để nắm vững...
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây truyền qua vết đốt của muỗi. Bài viết sau sẽ giúp bạn nhận biết các triệu chứng...
Cúm A là một bệnh do virus Influenza A gây ra, có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Vậy cúm A có lây không và lây qua...
Cúm A có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và gây ra những triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng. Hiểu rõ các triệu chứng, cách điều...
Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính phổ biến, khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải. Nhận biết rõ triệu chứng cúm A...

Đăng ký

Đăng ký người dùng
Bằng việc nhấn nút Đăng ký bạn đã đồng ý với Chính sách bảo mậtChính sách bảo vệ thông tin của MIRAI

Đăng nhập

Đăng nhập

Bạn cần hỗ trợ? 19009186

Đặt lịch khám
Ngày đặt lịch

Đặt lịch lấy mẫu

Quên mật khẩu

Quên mật khẩu
bac-si-mirai-healthcare-tu-van

Đặt lịch tư vấn cùng bác sĩ

Bác sĩ tư vấn