Ung thư máu: dấu hiệu, triệu chứng và cách chẩn đoán

Hình ảnh bác sĩ
Tư vấn chuyên môn bài viết

BS.CKI Lê Thị Kim Tuyết

Nội tổng hợp

Ung thư máu là một căn bệnh ác tính, âm thầm phá hủy các tế bào khỏe mạnh, gây ra những hậu quả khôn lường. Bài viết sau đây của Mirai Healthcare sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm này.
Hình ảnh bác sĩ
Tư vấn chuyên môn bài viết

BS.CKI Lê Thị Kim Tuyết

Nội tổng hợp

1. Ung thư máu là gì ?

Ung thư máu mạn tính, hay còn gọi là Lơ-xê-mi kinh, là một dạng ung thư máu phát triển chậm, thuộc nhóm bệnh tăng sinh tủy mạn tính. Bệnh là sự gia tăng và tích tụ quá mức các tế bào bạch cầu trưởng thành trong tủy xương, lan ra máu ngoại vi và xâm lấn các cơ quan như gan, lách và hạch bạch huyết.

Dựa trên loại tế bào bạch cầu bị ảnh hưởng, ung thư máu mạn tính được phân loại thành:

  • Lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt
  • Lơ-xê-mi kinh dòng lympho
  • Lơ-xê-mi kinh dòng hạt-mono

So với ung thư máu cấp tính, ung thư máu mạn tính thường tiến triển chậm hơn và có tiên lượng điều trị tốt hơn.

Theo thống kê từ Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP. HCM, ung thư máu là một trong những loại ung thư phổ biến ở trẻ em, chiếm đến 1/4 tổng số ca ung thư ở nhóm tuổi này. 

Trong số các trường hợp ung thư máu ở trẻ, có đến 75% thuộc loại bạch cầu cấp dòng lympho (ALL), một dạng ung thư máu diễn tiến nhanh và nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong trong vòng vài tuần đến vài tháng nếu không được điều trị kịp thời.

Cụ thể, trong năm 2022, bệnh viện đã tiếp nhận khoảng 4.800 bệnh nhân ung thư máu các loại, trong đó có khoảng 1.000 trường hợp bạch cầu cấp dòng lympho ở trẻ em. Điều này cho thấy ung thư máu, đặc biệt là dạng bạch cầu cấp dòng lympho, là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở trẻ em, đòi hỏi sự quan tâm và điều trị kịp thời.

ung-thu-mau-man-tinh-la-benh-ly-thuoc-hoi-chung-tang-sinh-tuy-man-ac-tinh

Ung thư máu mạn tính là bệnh lý thuộc Hội chứng tăng sinh tủy mạn ác tính

2. Nguyên nhân ung thư máu

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra ung thư máu vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm ra rằng bệnh phát triển do những thay đổi di truyền trong tế bào tủy xương. 

Các yếu tố môi trường chỉ đóng vai trò rất nhỏ trong việc gây ra ung thư máu mạn tính và yếu tố di truyền trong gia đình cũng không ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh. 

Sau đây là những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Tuổi tác: Bệnh thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi, đặc biệt là Lơ-xê-mi kinh dòng lympho.
  • Giới tính: Nam giới có khả năng mắc bệnh ung thư máu cao hơn nữ giới.
  • Tiếp xúc với bức xạ: Những người sống sót sau vụ nổ bom nguyên tử ở Nhật Bản năm 1945 có nguy cơ cao mắc bệnh. Những người đã từng điều trị bằng xạ trị cũng có nguy cơ cao hơn mắc bệnh Lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt.

Các yếu tố trên không trực tiếp gây ra bệnh mà chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, dựa vào các yếu tố nguy cơ này, bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra các lời khuyên về lối sống và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

nguyen-nhan-mac-ung-thu-mau

Người hay hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư máu cao hơn người bình thường

3. Dấu hiệu ung thư máu

Ung thư máu có thể biểu hiện qua nhiều triệu chứng khác nhau, do sự suy giảm tế bào máu bình thường và sự lan tràn của tế bào ung thư. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến:

  • Đau xương: Tủy xương là nơi sản xuất tế bào máu. Khi tế bào ung thư phát triển quá mức trong tủy xương, chúng gây áp lực lên các xương, dẫn đến đau nhức, đặc biệt là ở các khớp lớn như: khớp xương chân, đầu gối, cánh tay, lưng.
  • Sưng hạch bạch huyết: Hạch bạch huyết là một phần của hệ miễn dịch. Tế bào ung thư có thể tích tụ trong hạch bạch huyết, gây sưng to và không gây đau.
  • Xanh xao, mệt mỏi: Ung thư máu khiến lượng hồng cầu giảm đáng kể, gây thiếu máu, làm giảm khả năng vận chuyển oxy, dẫn đến mệt mỏi và xanh xao.
  • Chảy máu cam: Ung thư máu làm giảm sản xuất tiểu cầu, các tế bào cần thiết cho quá trình đông máu. Điều này dẫn đến tăng nguy cơ chảy máu, bao gồm chảy máu cam, đặc biệt là khi chảy máu nhiều và kéo dài.
  • Sốt cao thường xuyên: Ung thư máu làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng, gây ra sốt cao.
  • Đau bụng: Ung thư máu tiến triển có thể ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của gan và lá lách, gây nên tình trạng đau bụng, đầy hơi, buồn nôn.
  • Xuất hiện đốm đỏ: Lượng tiểu cầu trong cơ thể sẽ bị sụt giảm khi bị ung thư máu, dẫn tới các đốm đỏ hoặc tím trên da.
  • Nhức đầu: Sự suy giảm hồng cầu, dẫn đến việc thiếu oxi lên não, gây ra các cơn đau đầu dữ dội, đi kèm đó là hiện tượng đổ mồ hôi, da dẻ xanh xao. 

dau-hieu-ung-thu-mau

Những đốm đỏ trên da là một trong những dấu hiệu của ung thư máu

4. Đối tượng có nguy cơ mắc ung thư máu.

Ung thư máu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 

  • Từng điều trị bệnh ung thư: Những người đã từng điều trị ung thư bằng hóa trị hoặc xạ trị có nguy cơ phát triển ung thư máu thứ phát cao hơn người bình thường.
  • Rối loạn di truyền: Những người đã từng điều trị ung thư bằng hóa trị hoặc xạ trị có nguy cơ phát triển ung thư máu thứ phát cao hơn.
  • Những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất: Tiếp xúc lâu dài với các hóa chất như benzen (có trong xăng và ngành hóa dầu) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu. 
  • Hút thuốc lá: Những vậy, chất độc trong thuốc lá còn có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh bạch cầu myeloid cấp tính.
  • Trong gia đình có người mắc bệnh ung thư máu: Nếu có người thân trong gia đình mắc ung thư máu, nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng tăng lên. 

doi-tuong-mat-ung-thu-mau

Ung thư máu mạn tính gặp nhiều hơn ở người cao tuổi

5. Các loại ung thư máu

Ung thư máu là một nhóm các bệnh ung thư ảnh hưởng đến các tế bào máu với ba loại chính:

5.1. Bệnh bạch cầu

Ung thư bạch cầu, hay còn gọi là bệnh bạch cầu, là một loại ung thư của các mô tạo máu trong cơ thể, bao gồm tủy xương và hệ bạch huyết. Ở trạng thái bình thường, các tế bào bạch cầu (những “chiến binh” chống nhiễm trùng của cơ thể) phát triển và phân chia một cách có trật tự. 

Tuy nhiên, ở những người mắc bệnh bạch cầu, tủy xương sản xuất quá nhiều tế bào bạch cầu bất thường, những tế bào này không thể thực hiện chức năng chống nhiễm trùng bình thường và lấn át các tế bào máu khỏe mạnh khác.

5.2. Lymphoma (Ung thư hạch)

Ung thư hạch, hay còn gọi là Lymphoma, là một nhóm các bệnh ung thư xuất phát từ hệ thống bạch huyết. Hệ thống này đóng vai trò then chốt trong hệ miễn dịch của cơ thể, bao gồm một mạng lưới các mạch tương tự mạch máu, lan tỏa khắp các mô.

Trong các mạch bạch huyết này có chứa bạch huyết, một chất lỏng trong suốt chứa các tế bào bạch cầu. Các tế bào bạch cầu này, đặc biệt là tế bào lympho B và T, có chức năng bảo vệ cơ thể bằng cách sản xuất kháng thể và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn và virus.

Ung thư hạch xảy ra khi các tế bào lympho B hoặc T phát triển một cách bất thường và sinh sôi không kiểm soát. Sự tăng sinh quá mức này dẫn đến hình thành các khối u ác tính trong các hạch bạch huyết và ở các cơ quan khác của cơ thể, gây ra tình trạng sưng tấy.

cac-loai-ung-thu-mau

Ung thư hạch (Lymphoma) là một nhóm bệnh ung thư phát triển trong hệ thống bạch huyết

5.3. U tủy

U tủy là một loại ung thư phát triển từ các tế bào plasma, một loại tế bào bạch cầu có vai trò sản xuất kháng thể. Khi tế bào plasma trở nên ác tính, chúng nhân lên không kiểm soát và tạo thành các khối u trong tủy xương, gọi là u tủy. 

Các khối u này tiết ra các chất hóa học kích thích tế bào hủy xương, dẫn đến việc phá hủy xương và giải phóng canxi vào máu. Điều này làm cho xương trở nên yếu, giòn và dễ gãy hơn.

6. Chẩn đoán và điều trị ung thư máu

Chẩn đoán và điều trị ung thư máu là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bác sĩ chuyên khoa huyết học, ung thư và các chuyên gia khác.

6.1. Phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư máu

Để chẩn đoán u bạch huyết bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm như: sinh thiết, chụp CT, chụp xương và chụp PET/CT. Ngoài ra, bác sĩ sẽ xét nghiệm thêm về Mô bệnh học, Mô bệnh học + đo dòng tế bào, Mô bệnh học + đo dòng tế bào + nhiễm sắc thể với mục đích nắm rõ loại bệnh ung thư máu để có thể đưa ra các phác đồ điều trị tốt nhất.

Ung thư máu là chứng bệnh phức tạp có thể xảy ra ở nhiều dạng. Do cần thực hiện các biện pháp xét nghiệm cẩn thận để có phương pháp chữa trị đúng lúc và thích hợp. 

chan-doan-va-dieu-tri-ung-thu-mau

Sinh thiết là một trong những phương pháp chẩn đoán u bạch huyết

6.2. Phương pháp điều trị ung thư máu

Hiện nay, ung thư máu đã có một số biện pháp điều trị nhưng hiệu quả không cao bằng các căn bệnh ung thư khác. Bác sĩ sẽ phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh, tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Cụ thể như sau: 

Yếu tố ảnh hưởng tới phác đồ điều trị

  • Loại bệnh ung thư máu (cấp tính/mãn tính)

Ung thư máu cấp tính (như bạch cầu cấp tính) tiến triển nhanh, cần điều trị tích cực và khẩn trương, thường bao gồm hóa trị liều cao, xạ trị và ghép tế bào gốc.

Ung thư máu mãn tính (như bạch cầu mãn tính) tiến triển chậm hơn, có thể được kiểm soát bằng hóa trị liều thấp, liệu pháp nhắm mục tiêu hoặc theo dõi sát sao.

  • Tuổi tác của người bệnh: Người trẻ tuổi thường có thể chịu đựng được các phương pháp điều trị mạnh như hóa trị liều cao, xạ trị. Còn với người cao tuổi bác sĩ sẽ áp dụng liệu pháp điều trị sinh học, để làm giảm các triệu chứng bệnh và duy trì chất lượng cuộc sống.
  • Các tế bào ung thư máu được tìm thấy trong dịch não tủy: Nếu tế bào ung thư lan đến dịch não tủy, cần điều trị đặc biệt để ngăn ngừa tổn thương hệ thần kinh trung ương.
  • Tính năng của các tế bào ung thư máu: Các xét nghiệm di truyền tế bào giúp xác định các bất thường di truyền trong tế bào ung thư, từ đó lựa chọn liệu pháp nhắm mục tiêu phù hợp.
  • Sức khỏe tổng quát của người bệnh: Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe của người bệnh để đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp. 

phuong-phap-dieu-tri-ung-thu-mau

Bác sĩ sẽ phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh, tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp

Phương pháp điều trị

Các phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư máu hiện nay gồm:

  • Hóa trị: Sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư, có thể dùng đường uống, tiêm, truyền tĩnh mạch hoặc tiêm vào dịch não tủy.Liệu trình hóa trị thường được chia thành các chu kỳ, với giai đoạn điều trị xen kẽ giai đoạn nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi.
  • Điều trị nhắm vào mục tiêu: Sử dụng thuốc đặc hiệu để ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
  • Liệu pháp điều trị sinh học: Sử dụng kháng thể đơn dòng hoặc các chất kích thích hệ miễn dịch để tấn công tế bào ung thư, giúp tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể.
  • Xạ trị: Sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Thay tủy/Cấy tế bào gốc: Sau hóa trị hoặc xạ trị liều cao, truyền tế bào gốc khỏe mạnh vào cơ thể để thay thế các tế bào máu bị phá hủy. Tế bào gốc có thể lấy từ chính bệnh nhân hoặc người hiến tặng.

dieu-tri-ung-thu-mau

Các phương pháp điều trị truyền thống cho bệnh ung thư máu bao gồm hóa trị, xạ trị, chữa trị kháng thể,…

Ung thư máu là một nhóm bệnh lý ác tính phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống tạo máu của cơ thể. Với sự tiến bộ của y học, nhiều phương pháp điều trị hiệu quả đã được phát triển, mang lại hy vọng cho bệnh nhân ung thư máu. 

Để được tư vấn thêm về bệnh lý ung thư máu, khách hàng vui lòng liên hệ với Mirai Healthcare – hệ thống phòng khám chuẩn Nhật để thăm khám sức khỏe định kỳ. Đặt lịch hẹn ngay hôm nay qua số Hotline 1900 9186 hoặc truy cập website Mirai Healthcare để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân. 

Chia sẻ
Bài viết cùng chủ đề
Việc phát hiện sớm ung thư vú là “chìa khóa” để điều trị thành công. Tuy nhiên, dấu hiệu ung thư vú giai đoạn đầu thường không rõ...
Ung thư da là một loại ung thư phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và...
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, đặc biệt trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên, đây...
Ung thư gan giai đoạn cuối là một thách thức lớn đối với cả bệnh nhân và gia đình. Giai đoạn này, các triệu chứng trở nên rõ...
Ung thư thực quản là một căn bệnh ác tính xuất phát từ lớp niêm mạc của thực quản. Bài viết sau đây của Mirai Healthcare sẽ giúp...
Bài viết xem thêm
Chia sẻ
Bài viết xem thêm
Bài viết cùng chuyên mục
Bạn có biết, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp stress là “đại dịch thầm lặng” của thế kỷ 21?...
Stress nơi công sở không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng mà còn kéo theo hàng loạt hệ lụy sức khỏe: mất ngủ, đau đầu, tăng huyết áp...
Việc phát hiện sớm ung thư vú là “chìa khóa” để điều trị thành công. Tuy nhiên, dấu hiệu ung thư vú giai đoạn đầu thường không rõ...
Gan là một cơ quan “đa nhiệm” và rất quan trọng để duy trì sức khỏe tổng thể. Chức năng của gan đa dạng, tham gia vào quá...
Ung thư da là một loại ung thư phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và...
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, đặc biệt trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên, đây...

Đăng ký

Đăng ký người dùng
Bằng việc nhấn nút Đăng ký bạn đã đồng ý với Chính sách bảo mậtChính sách bảo vệ thông tin của MIRAI

Đăng nhập

Đăng nhập

Bạn cần hỗ trợ? 19009186

Đặt lịch khám
Ngày đặt lịch

Đặt lịch lấy mẫu

Quên mật khẩu

Quên mật khẩu
bac-si-mirai-healthcare-tu-van

Đặt lịch tư vấn cùng bác sĩ

Bác sĩ tư vấn