Cúm A: Triệu chứng, chuẩn đoán điều trị và cách phòng ngừa

Hình ảnh bác sĩ
Tư vấn chuyên môn bài viết

BS.CKI Lê Thị Kim Tuyết

Nội tổng hợp

Cúm A có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và gây ra những triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng. Hiểu rõ các triệu chứng, cách điều trị và các biện pháp phòng ngừa giúp bạn đối phó với căn bệnh này hiệu quả.
Hình ảnh bác sĩ
Tư vấn chuyên môn bài viết

BS.CKI Lê Thị Kim Tuyết

Nội tổng hợp

1. Cúm a là gì?

Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các chủng virus cúm A (Influenza A virus) gây ra. Đây là một loại virus rất dễ lây lan và có khả năng gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng, thậm chí dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở những đối tượng có nguy cơ cao. 

Chỉ tính riêng đầu năm 2025, Việt Nam có khoảng 912 ca mắc cúm, chủ yếu là cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B. Trên toàn cầu, WHO ước tính mỗi năm có khoảng một tỷ ca cúm mùa, trong đó 3 – 5 triệu ca nặng và đến 650.000 ca tử vong, đặc biệt trẻ em dưới 5 tuổi chiếm phần lớn các ca tử vong. 

cum-a-la-mot-benh-nhiem-trung-duong-ho-hap

Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các chủng virus cúm A gây ra

2. Nguyên nhân bị cúm A 

Cúm A có thể lây lan từ người sang người và từ động vật nhiễm bệnh sang người, thông qua sự xâm nhập và nhân lên của virus cúm A trong cơ thể. Sau đây là các con đường lây truyền chính:

  • Hít phải các giọt bắn chứa virus: Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, họ phát tán các giọt nhỏ li ti chứa virus vào không khí. Người khỏe mạnh hít phải những giọt này có thể bị nhiễm bệnh.
  • Tiếp xúc gián tiếp: Virus cúm A có thể bám trên các bề mặt đồ vật (tay nắm cửa, bàn ghế, điện thoại,….) khi người bệnh chạm vào hoặc các giọt bắn từ họ rơi xuống. Nếu người khỏe mạnh chạm vào những bề mặt này rồi đưa tay lên dụi mắt, mũi hoặc miệng, virus có thể xâm nhập vào cơ thể.
  • Tiếp xúc với động vật nhiễm cúm: Một số chủng cúm A (như H5N1, H7N9) có thể lây từ gia cầm, lợn hoặc các động vật khác sang người khi có tiếp xúc gần.
  • Sử dụng chung đồ dùng cá nhân: Dùng chung ly, chén, khăn, bàn chải đánh răng,… với người bệnh cũng có thể lây truyền virus.

Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc cúm A bao gồm:

  • Thời tiết giao mùa: Cơ thể dễ bị suy yếu và chưa kịp thích nghi với sự thay đổi của thời tiết.
  • Sức đề kháng yếu: Hệ miễn dịch không đủ mạnh để chống lại sự xâm nhập của virus.
  • Tập trung ở nơi đông người: Môi trường có nhiều người tạo điều kiện thuận lợi cho virus lây lan.

nguyen-nhan-cum-a-la-do-hit-phai-cac-giot-ban-chua-virus-trong-khong-khi

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh cúm A là do hít phải các giọt bắn chứa virus trong không khí

3. Triệu chứng cúm A

Các triệu chứng cúm A thường xuất hiện đột ngột, khác với cảm lạnh thông thường có diễn tiến chậm rãi hơn. Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng sẽ khác nhau và tùy thuộc vào thể trạng của từng người. Các dấu hiệu cúm A điển hình gồm:

  • Sốt: Thường sốt cao, từ 38°C trở lên, có thể kéo dài 2-4 ngày.
  • Đau đầu: Cảm giác đau nhức ở đầu.
  • Đau cơ và đau khớp: Đau mỏi khắp cơ thể, đặc biệt ở lưng, chân và tay.
  • Mệt mỏi: Cảm giác kiệt sức, suy nhược, có thể kéo dài.
  • Ho: Thường là ho khan, có thể đau rát họng.
  • Viêm họng: Đau rát khi nuốt.
  • Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi: Khó thở bằng mũi, chảy dịch mũi trong hoặc đặc.
  • Ớn lạnh: Cảm giác rét run.
  • Khó thở: Trong trường hợp nặng, có thể xuất hiện khó thở.
  • Các triệu chứng tiêu hóa (ít gặp ở người lớn, thường ở trẻ em): Buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

trieu-chung-cum-a-la-ho-dau-hong-met-moi

Triệu chứng điển hình của bệnh lý cúm A là ho, đau họng, mệt mỏi

4. Biến chứng khi bị cúm A

Các biến chứng khi bị cúm A có thể từ nhẹ đến rất nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng, đặc biệt với người có hệ miễn dịch yếu. Cụ thể như sau:

Biến chứng thường gặp Biến chứng nghiêm trọng và hiếm gặp
  • Viêm phổi gây khó thở, đau tức ngực
  • Viêm phế quản do viêm nhiễm ở các ống dẫn khí lớn trong phổi, gây ho có đờm, khó thở, thở khò khè.
  • Viêm xoang, viêm tai giữa do virus tấn công vào vùng xoang và tai
  • Viêm cơ tim do virus tấn công và gây viêm cơ tim có thể dẫn tới suy tim
  • Viêm não và viêm màng não gây co giật, tổn thương não, thậm chí là tử vong
  • Suy đa tạng trong những trường hợp nặng, virus gây tổn thương gan, thận, tim, phổi. 

5. Các phương pháp chẩn đoán cúm A

Để chẩn đoán cúm A, các bác sĩ thường sử dụng các phương pháp sau:

  • Đánh giá lâm sàng và tiền sử dịch tễ: Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng (sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ thể, mệt mỏi…) và tiền sử tiếp xúc với người bệnh hoặc khu vực có dịch cúm.
  • Xét nghiệm nhanh kháng nguyên (RIDTs – Rapid Influenza Diagnostic Tests): Đây là phương pháp phổ biến, cho kết quả nhanh chóng trong khoảng 10 – 15 phút. Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ để lấy dịch mũi, họng và xét nghiệm. 
  • Xét nghiệm RT-PCR (Reverse Transcription Polymerase Chain Reaction): Bệnh phẩm thường là dịch ngoáy họng, dịch tỵ hầu hoặc dịch phế quản. Phương pháp này có thể phát hiện và phân biệt với độ chính xác cao, các loại virus cúm khác nhau (A, B) và các chủng cúm A (H1N1, H3N2…). Thời gian cho kết quả thường từ 4 – 6 giờ.
  • Xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang: Phát hiện kháng nguyên virus cúm trong mẫu bệnh phẩm. Phương pháp này có độ chính xác thấp hơn RT-PCR nhưng cho kết quả nhanh hơn.
  • Phân lập virus: Mẫu bệnh được thu thập trong khoảng 5 ngày đầu khởi phát bệnh và đưa vào phòng thí nghiệm chuyên sâu để xác định chủng virus cúm trong mẫu bệnh phẩm.

cac-phuong-phap-chan-doan-cum-a

Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, lịch sử dịch tễ và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh cúm A

6. Điều trị cúm A 

Khi bị cúm A, việc điều trị tập trung vào việc giảm nhẹ triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và hỗ trợ cơ thể phục hồi. Các phương pháp điều trị bao gồm:

Điều trị triệu chứng tại nhà:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Tránh hoạt động gắng sức, tạo điều kiện cho cơ thể phục hồi.
  • Uống đủ nước: Bổ sung nước lọc, nước trái cây, oresol để tránh mất nước do sốt hoặc tiêu chảy.
  • Giảm đau họng: Súc miệng bằng nước muối ấm, dùng viên ngậm giảm đau họng.
  • Giảm nghẹt mũi: Sử dụng nước muối sinh lý dạng nhỏ hoặc xịt để làm sạch mũi. 
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: Bổ sung các thực phẩm mềm, dễ tiêu, giàu vitamin và khoáng chất như cháo, súp, rau xanh, trái cây.
  • Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, che miệng khi ho hoặc hắt hơi.

Sử dụng thuốc

  • Hạ sốt: Sử dụng paracetamol hoặc ibuprofen theo liều lượng khuyến cáo khi sốt trên 38.5°C hoặc khi có chỉ định của bác sĩ. 
  • Giảm ho: Có thể dùng các thuốc giảm ho, siro ho hoặc siro long đờm theo tư vấn của bác sĩ.
  • Thuốc kháng virus: Theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.  

Điều trị hỗ trợ tại cơ sở y tế

  • Đối với các trường hợp cúm A diễn tiến nặng, có biến chứng (viêm phổi, suy hô hấp…), người bệnh cần được nhập viện để theo dõi và điều trị chuyên sâu.
  • Các biện pháp hỗ trợ có thể bao gồm thở oxy, truyền dịch, sử dụng kháng sinh (khi có bội nhiễm vi khuẩn), và các biện pháp can thiệp khác tùy thuộc vào tình trạng bệnh.

dieu-tri-cum-a

Cúm A nhẹ có thể điều trị tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ 

7. Cách phòng ngừa cúm A

Để phòng ngừa cúm A, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Tiêm vắc xin cúm hàng năm: Đây là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa cúm A và các chủng cúm mùa khác. 
  • Thực hiện vệ sinh cá nhân tốt: Gồm các biện pháp như: rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, thường xuyên giặt quần áo, chăn, ga gối, lấy tay che miệng và mũi khi ho, hắt hơi, tránh chạm tay lên mặt. 
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: Tránh tiếp xúc gần với những người có triệu chứng cúm để giảm nguy cơ lây nhiễm.
  • Đeo khẩu trang: Đeo khẩu trang ở những nơi công cộng, đặc biệt là những nơi đông người và không gian kín, hoặc khi chăm sóc người bệnh.
  • Tăng cường sức khỏe: Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất trong các bữa ăn hàng ngày để tăng cường hệ miễn dịch. Uống đủ 2 lít nước/ngày, ngủ đủ giấc và duy trì tập thể dục thường xuyên. 
  • Vệ sinh môi trường: Thường xuyên lau chùi và khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào như tay nắm cửa, bàn ghế, công tắc đèn bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường.
  • Tránh tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh: Hạn chế tiếp xúc với gia cầm, lợn hoặc các động vật khác có dấu hiệu bị bệnh. Nếu có tiếp xúc, hãy rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước.
  • Tránh đến nơi đông người khi có dịch: Trong thời gian có dịch cúm, hạn chế đến những nơi tập trung đông người nếu không thực sự cần thiết.

tiem-phong-vac-xin-phong-ngua-cum-a

Tiêm phòng vắc xin để phòng ngừa cúm A hiệu quả

Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính phổ biến, dễ lây lan và có khả năng gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Do đó, bạn nên tiêm vắc xin hàng năm, duy trì vệ sinh cá nhân tốt, ăn uống đầy đủ để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh.

Khi có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào, bạn nên đến ngay hệ thống phòng khám Mirai Healthcare để được thăm khám và tránh các biến chứng nguy hiểm.

Chia sẻ
Bài viết cùng chủ đề
Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính phổ biến, khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải. Nhận biết rõ triệu chứng cúm A...
Viêm phổi là căn bệnh ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Hãy cùng khám phá những bí ẩn xung quanh căn bệnh viêm phổi với bài viết...
Chia sẻ
Bài viết cùng chuyên mục
Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính phổ biến, khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải. Nhận biết rõ triệu chứng cúm A...
Viêm gan C là do vi rút HCV tấn công gan, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như xơ gan và ung thư gan. Hãy...
Xơ gan là hậu quả của sự tổn thương gan kéo dài, dẫn đến sự thay thế các mô gan khỏe mạnh bằng mô sẹo. Hãy cùng Mirai...
Viêm đại tràng co thắt gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy,.... Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng đây...
Ung thư lưỡi, một căn bệnh ác tính xuất phát từ các tế bào trong lưỡi, gây nguy hiểm đến sức khỏe. Hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh,...
Bạn có biết, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp stress là “đại dịch thầm lặng” của thế kỷ 21?...

Đăng ký

Đăng ký người dùng
Bằng việc nhấn nút Đăng ký bạn đã đồng ý với Chính sách bảo mậtChính sách bảo vệ thông tin của MIRAI

Đăng nhập

Đăng nhập

Bạn cần hỗ trợ? 19009186

Đặt lịch khám
Ngày đặt lịch

Đặt lịch lấy mẫu

Quên mật khẩu

Quên mật khẩu
bac-si-mirai-healthcare-tu-van

Đặt lịch tư vấn cùng bác sĩ

Bác sĩ tư vấn