Căn bệnh COPD: Vì sao bệnh lại nguy hiểm hơn vào mùa đông?

Tại sao mùa đông khiến COPD trở nên nguy hiểm hơn?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD - Chronic Obstructive Pulmonary Disease) là một bệnh gây tắc nghẽn thường xuyên lưu lượng khí thở ra, bệnh càng ngày càng nặng và khó hồi phục, bệnh xảy ra chủ yếu ở người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi. Tỉ lệ tử vong do bệnh COPD rất cao (đứng hàng thứ 4 trong các nguyên nhân gây tử vong trên thế giới).

Những người nghiện thuốc lá, thuốc lào có nguy cơ mắc COPD chiếm tỉ lệ cao nhất và có ước tính rằng cứ 5 người nghiện thuốc lá, sẽ có một người mắc COPD. Ngoài nguyên nhân chính là do thuốc lá, mối liên quan thời tiết và COPD đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu. COPD trở nên xấu đi và dễ có đợt cấp thường xuyên hơn trong những tháng mùa đông: đợt cấp COPD xảy ra gấp đôi vào mùa đông so với mùa hè; mặc dù tỷ lệ nhập viện là không đổi trong suốt cả năm, nhưng COPD có nhiều đe dọa tính mạng hơn vào mùa đông.

 

Tại sao mùa đông khiến COPD trở nên nguy hiểm hơn? 

1.     Thời tiết lạnh giá: Nhiệt độ thấp làm co thắt đường thở, khiến người mắc COPD cảm thấy khó thở hơn. Điều này đặc biệt nghiêm trọng đối với người có chức năng phổi yếu. 

2.     Độ ẩm không khí tăng cao: là điều kiện để xuất hiện nhiều chất ô nhiễm trong không khí như bụi nhà, vi khuẩn và virus. Những dị nguyên này khiến cho các triệu chứng của COPD trở nên nặng nề hơn. Độ ẩm không khí trong nhà tăng cao còn là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển nấm mốc. Bệnh nhân COPD đặc biệt nhạy cảm với sự tiếp xúc nấm mốc, nhất là khi hệ miễn dịch của người bệnh bị suy yếu.

2.     Không khí khô và ô nhiễm: Mùa đông thường đi kèm với độ ẩm thấp và tăng nồng độ bụi mịn trong không khí, gây kích thích và viêm đường hô hấp. 

3.     Gia tăng nguy cơ nhiễm trùng: Mùa đông là thời điểm các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, như cảm lạnh hoặc cúm, dễ bùng phát, làm trầm trọng thêm triệu chứng COPD. 

4.     Ít vận động: Thời tiết lạnh khiến nhiều người giảm hoạt động thể chất, dẫn đến suy giảm chức năng phổi. 

 

Làm gì để bảo vệ sức khỏe phổi trong mùa đông? 

·         Giữ ấm: Đeo khẩu trang, mặc đủ ấm khi ra ngoài, đặc biệt che mũi và miệng để hạn chế hít phải không khí lạnh. 

·         Duy trì môi trường sống trong lành: Sử dụng máy lọc không khí và giữ độ ẩm phù hợp trong nhà. Cố gắng tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm (Bụi bẩn, phấn hoa, lông thú, khói nhiên liệu…).

·         Tăng cường sức đề kháng: Ăn uống đủ chất, tập thể dục nhẹ nhàng, và tiêm vắc-xin phòng cúm, phế cầu khi cần thiết. 

·         Bỏ thuốc lá và tránh xa các chất kích thích: Nói không với thuốc lá (chủ động và thụ động).

·         Dự phòng tốt các tình trạng nhiễm trùng hô hấp: phổ biến nhất trong mùa đông là cảm lạnh, ho khan và cúm.

·         Tuân thủ điều trị: Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và thăm khám định kỳ để kiểm soát bệnh. 

Hãy chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình trong mùa đông này bạn nhé!