Căn cứ theo Thông tư số 32/2023/TT-BYT quy định việc khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên được thực hiện theo nội dung trong Sổ khám sức khỏe định kỳ. Theo đó, các danh mục khám sức khỏe định kỳ cho người lao động bao gồm:
- Khám thể lực (Chiều cao, Cân nặng, Chỉ số BMI, Mạch, Huyết áp)
- Khám lâm sàng: Nội khoa (tuần hoàn, hô hấp, cơ xương khớp, tiêu hóa, nội tiết, thần kinh, tâm thần); Mắt (đo thị lực hai mắt, các bệnh về mắt khác); Tai - mũi - họng; Răng - hàm - mặt; Da liễu.
- Khám cận lâm sàng: Xét nghiệm huyết học, sinh hóa, chụp Xquang và những xét nghiệm khác khi có chỉ định;
Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định khi khám sức khỏe định kỳ thì lao động nữ phải được khám thêm chuyên khoa phụ sản và người lao động làm việc trong môi trường tiếp xúc với những yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp thì phải được khám để phát hiện bệnh nghề nghiệp.
Theo đó, lao động nữ sẽ được khám thêm chuyên khoa phụ sản (Phụ lục số XXV Thông tư số 32/2023/TT-BYT) bao gồm các nội dung: Khám phụ khoa, Sàng lọc ung thư cổ tử cung, Sàng lọc ung thư vú, Siêu âm tử cung - phần phụ khi có chỉ định từ bác sĩ).
Khám sức khỏe định kỳ là trách nhiệm và nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp đối với người lao động. Với mục đích nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, sức khỏe cũng như góp phần cải thiện môi trường làm việc của người lao động,