Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,4 triệu trường hợp mắc viêm gan A với tỷ lệ mắc bệnh cao ở các nước có thu nhập thấp, trung bình.
Viêm gan A là bệnh nhiễm trùng gan cấp tính do virus viêm gan A (HAV) gây ra. Bệnh khiến các tế bào biểu mô gan bị tổn thương, làm ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng gan.
Viêm gan A không lây truyền qua máu vì có rất ít virus trong máu. Đường tiêu hóa, từ nguồn thức ăn và nước uống nhiễm bẩn là con đường lây lan chính của bệnh.
Khi ăn phải thực phẩm có chứa virus viêm gan A sẽ theo thức ăn, nước uống xâm nhập vào cơ thể gây viêm gan, ảnh hưởng tới vai trò hoạt động của gan.
Với thực trạng thực phẩm “bẩn” như hiện nay, đặc biệt là trong mùa hè nắng nóng, tiếp xúc với thực phẩm bẩn (có thể bao gồm thực phẩm đông lạnh và chưa nấu chín) do viêm gan A có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào, thậm chí sau khi nấu.
Thói quen sử dụng thực phẩm tái chưa nấu chín cũng chính là tác nhân gây bệnh viêm gan A.
Ngoài ra còn có các đường lây lan khác của virus viêm gan A:
- Ăn thức ăn chế biến bởi người bị viêm gan A không rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh;
- Uống nước ở nguồn nước ô nhiễm;
- Ăn sò, ốc sinh sống ở nguồn nước ô nhiễm;
- Tiếp xúc thường xuyên với người bệnh viêm gan A;
Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh viêm gan A tại các nước đang phát triển khá cao. Đây là những nơi có điều kiện nguồn nước và vệ sinh không được đảm bảo. Đặc biệt những người có hệ miễn dịch kém, trẻ em là những đối tượng dễ mắc bệnh viêm gan A.
Bởi vậy, chúng ta cần thực hiện vệ sinh cá nhân tốt và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi (đặc biệt là trong mùa hè nắng nóng khi thực phẩm có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn) để phòng bệnh tốt nhất..