Điều gì khiến viêm gan B trở thành "Sát thủ thầm lặng"?

Viêm gan B là một trong những bệnh lý gan mạn tính nguy hiểm nhất hiện nay, được mệnh danh là "Sát thủ thầm lặng" vì những biểu hiện của bệnh thường không rõ ràng trong giai đoạn đầu. Điều này khiến nhiều người không nhận ra mình mắc bệnh cho đến khi bệnh đã tiến triển nặng. Vậy điều gì khiến viêm gan B trở nên nguy hiểm như vậy?

1. Viêm gan B – Kẻ "giết người" thầm lặng 

Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng gan do virus Hepatitis B (HBV) gây ra. Đáng sợ hơn cả, nhiều người mắc viêm gan B mà không hề biết, bởi các triệu chứng của bệnh thường không xuất hiện hoặc rất mờ nhạt trong giai đoạn đầu. Theo Báo cáo Toàn cầu về Viêm gan virus 2017 của Tổ chức Y tế Thế giới:    

  • Ước tính năm 2015 toàn cầu có khoảng 257 triệu người nhiễm HBV mạn và 884.400 người tử vong, phần lớn do các biến chứng xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan (HCC).   
  • Việt Nam nằm trong vùng dịch tễ lưu hành cao của nhiễm HBV (tỉ lệ nhiễm HBV > 8%) với đường lây chủ yếu là từ mẹ truyền sang con. 

Các dấu hiệu mơ hồ như: 

  • Mệt mỏi kéo dài
  • Ăn không ngon, cảm giác đầy bụng
  • Nước tiểu sẫm màu, vàng da nhẹ 

Những biểu hiện trên dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác hoặc bị bỏ qua, khiến viêm gan B âm thầm phá hủy tế bào gan. 

2. Biến chứng nguy hiểm 

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm gan B có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: 

  • Xơ gan: Sự tấn công liên tục của virus HBV khiến gan bị xơ hóa, mất chức năng hoạt động.
  • Ung thư gan: Viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư gan nguyên phát, đặc biệt ở các nước có tỷ lệ mắc bệnh cao như Việt Nam. 
  • Suy gan: Khi gan không thể thực hiện các chức năng quan trọng như lọc độc tố, sản xuất protein hay hỗ trợ tiêu hóa, người bệnh dễ rơi vào tình trạng nguy kịch. 

Điều này giải thích tại sao viêm gan B được gọi là “sát thủ thầm lặng” – bệnh nhân thường chỉ nhận ra khi đã phải đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng. 

3. Sự lây truyền dễ dàng nhưng khó phát hiện 

Hệ miễn dịch của người bệnh không được đáp ứng thì virus sẽ đi tấn công và tàn phá tế bào gan của người bệnh. Các con đường lây truyền bệnh viêm gan siêu vi B:  

 Lây truyền qua đường máu  

 Một con đường lây nhiễm chủ yếu của viêm gan B trong qua các dụng cụ dính máu của người bệnh sang người lành như những dụng cụ y tế khử trùng không tốt, châm cứu, xỏ tai…  Virus viêm gan B sống rất dai ở môi trường bình thường, nó có thể tồn tại ngay trong máu khô nhiều ngày. Nếu không tự bảo vệ bản thân thì khả năng nhiễm bệnh viêm gan siêu vi B là rất cao.  

 Lây từ mẹ sang con  

 Nếu người mẹ nhiễm bệnh thì khả năng con bị bệnh là rất cao, đặc biệt khi sinh bé mà không có bất cứ biện pháp nào bảo vệ. Người mẹ mắc bệnh viêm gan siêu vi B nên thăm khám định kì và các bác sĩ chuyên khoa sản nhi biết được tình trạng để có những biện pháp xử lý phù hợp.  

 Lây qua đường tình dục  

 Tình dục không an toàn cũng là một nguyên nhân bị lây bệnh, bất cứ hoạt động tình dục nào nếu không có biện pháp bảo vệ cũng đều dẫn tới việc lây nhiễm căn bệnh này.  

 Căn bệnh này rất dễ lây nhiễm tuy nhiên nó không quá nguy hiểm và không có cách bảo vệ bởi nó không lây qua đường hô hấp (tuyến nước bọt). Người lành bệnh có thể yên tâm khi ăn uống chung với người bệnh, nó không phải lây qua đường hô hấp như nhiều người đã lầm tưởng. 

4. Làm thế nào để phòng ngừa và phát hiện sớm viêm gan B? 

Để bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi viêm gan B, việc phòng ngừa và tầm soát đóng vai trò cực kỳ quan trọng. 

Phòng ngừa hiệu quả: 

  • Tiêm phòng viêm gan B: Đây là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Trẻ sơ sinh và người lớn chưa nhiễm HBV nên được tiêm vaccine đầy đủ.
  • Thực hành lối sống lành mạnh: Không dùng chung kim tiêm hoặc các dụng cụ khác có thể đã tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể như:  Đeo găng tay nếu phải chạm vào máu hoặc vết thương hở 

+ Đảm bảo địa chỉ xăm hình/xỏ khuyên sử dụng các dụng cụ được vô trùng đúng cách 

+ Không dùng chung đồ dùng cá nhân, chẳng hạn như bàn chải đánh răng, dao cạo râu hoặc đồ cắt móng tay 

+ Quan hệ tình dục an toàn 

Phát hiện sớm: 

  • Xét nghiệm viêm gan B định kỳ: Những người trong nhóm nguy cơ cao, chẳng hạn người có người thân mắc bệnh, nên làm các xét nghiệm máu để kiểm tra sự hiện diện của HBV.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Các xét nghiệm như HBsAg, HBeAg, Anti-HBs, và định lượng virus HBV là những phương pháp quan trọng để đánh giá tình trạng viêm gan. 

Viêm gan B thực sự là "sát thủ thầm lặng" bởi sự im lặng đáng sợ của nó trong giai đoạn đầu và hậu quả nghiêm trọng nếu không được kiểm soát. Hãy chủ động bảo vệ bản thân và gia đình bằng cách tiêm phòng, duy trì lối sống lành mạnh và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Sự thờ ơ hôm nay có thể phải trả giá bằng sức khỏe và tính mạng trong tương lai. 

Nếu bạn cần được tư vấn hoặc kiểm tra sức khỏe, đừng ngần ngại liên hệ với Mirai Healthcare để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám, xét nghiệm nhanh nhất!