1. Cân bằng 4 nhóm dưỡng chất:
Nhằm cung cấp cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng, người bệnh viêm gan B cần chú ý ăn đủ các nhóm thực phẩm cần thiết, bao gồm tinh bột, chất xơ, protein và chất béo.
Bên cạnh đó, uống đủ nước hàng ngày giúp cơ thể loại bỏ độc tố và duy trì sự hoạt động chức năng của gan.
2. Chia nhỏ bữa ăn
Chia nhỏ bữa ăn là một phương pháp hữu ích để giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn và giảm áp lực cho gan.
Thay vì ăn ít bữa nhưng mỗi bữa ăn lại dung nạp nhiều dưỡng chất trong ngày thì nên cố gắng chia thực đơn của người bệnh thành nhiều bữa ăn nhỏ hơn.
3. Tránh xa thực phẩm sống và độc hại
Trong chế độ ăn hàng ngày, người bị viêm gan B cần tránh xa các loại thực phẩm chưa được nấu chín như cá sống, tôm sống, hải sản sống và thức ăn đã lưu giữ quá lâu trong tủ lạnh mà không đảm bảo vệ sinh.
4. Không nên ăn quá cay, quá mặn hoặc quá béo
Người bị viêm gan B cũng cần tránh tiêu thụ các món ăn quá cay hoặc quá mặn. Chế độ ăn nên giảm lượng thức ăn chứa chất béo không tốt cho sức khỏe như các món chiên, xào, nướng, đồ ăn nhanh và những món có nhiều chất béo.
5. Hạn chế rượu bia
Chất cồn trong bia, rượu có thể thúc đẩy sự di chuyển của các chất độc, vi khuẩn từ ruột vào gan, làm tăng nguy cơ nhiễm độc đối với những người nghiện rượu, bia.
Để cải thiện hiệu quả điều trị và đẩy nhanh quá trình phục hồi, người bị viêm gan B cần ngừng hoàn toàn thói quen tiêu thụ bia, rượu.