Xét nghiệm gout là gì?
Bệnh gout hay còn được gọi với tên dân gian là thống phong. Đây là một dạng rối loạn chuyển hóa liên quan đến purin. Đặc trưng của bệnh là sự gia tăng axit uric trong máu. Khi chất này không được đào thải hiệu quả, nó sẽ tích tụ lại các khớp, hình thành tinh thể gây viêm, sưng đau dữ dội.
Người mắc bệnh gout với khớp ngón chân sưng đỏ
Xét nghiệm gout là xét nghiệm đo nồng độ axit uric trong cơ thể. Thông qua xét nghiệm gout, nếu nhận thấy nồng độ chất này ở ngưỡng cao và kéo dài thì rất có thể bệnh gout đang âm thầm tiến triển.
Các xét nghiệm cần thiết khi xét nghiệm gout
4 loại xét nghiệm gout cơ bản hiện nay gồm có:
- Xét nghiệm nồng độ axit uric trong máu
- Xét nghiệm dịch khớp
- Xét nghiệm nồng độ axit uric niệu 24 giờ
- Xét nghiệm đánh giá chức năng thận
Xét nghiệm nồng độ axit uric trong máu
Xét nghiệm gout thông qua nồng độ axit uric trong máu là xét nghiệm phổ biến và có ý nghĩa quan trọng để kiểm tra tình trạng bệnh và có phương hướng điều trị tiếp theo. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác nhất, người nghi ngờ mắc bệnh gout cần thực hiện xét nghiệm này nhiều lần và kết hợp với những phương pháp khác để có chẩn đoán chính xác nhất.
Xét nghiệm nồng độ axit uric trong máu
Nồng độ axit uric trong cơ thể ở mức 6-7 mg/dl được coi là ngưỡng an toàn.
Xét nghiệm dịch khớp
Xét nghiệm dịch khớp thường được chỉ định với các đối tượng nghi ngờ mắc bệnh gout hoặc đã mắc gout lâu lăm. Phương pháp này được thực hiện bằng cách chọc hút dịch khớp tại vị trí sưng viêm để kiểm tra sự hiện diện của tinh thể urat.
Kết quả xét nghiệm đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, xây dựng chế độ dinh dưỡng hiệu quả và ngăn chặn biến chứng.
Xét nghiệm nồng độ axit uric niệu 24 giờ
Xét nghiệm gout thông qua nồng độ axit uric niệu 24 giờ là phương pháp xét nghiệm tốc độ đào thải axit uric của cơ thể qua đường nước tiểu. Xét nghiệm này được chỉ định sau khi thăm khám lâm sàng và nghi ngờ nguy cơ mắc bệnh gout cao.
Xét nghiệm nồng độ axit uric niệu 24 giờ
Xét nghiệm đánh giá chức năng thận
Xét nghiệm gout thông qua xét nghiệm đánh giá chức năng thận được chỉ định với người mắc gout lâu năm hoặc xuất hiện dấu hiệu suy giảm chức năng thận. Xét nghiệm gout này còn giúp đánh giá mức độ nghiêm trọng và tiến triển của bệnh qua từng giai đoạn. Từ đó bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng thích hợp cho người bệnh.
Quy trình xét nghiệm gout tại Mirai Healthcare
Khám gout ở đâu là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Tại Mirai Healthcare, quy trình xét nghiệm Gout được thực hiện theo tiêu chuẩn Nhật Bản, đảm bảo độ chính xác cao và trải nghiệm tối ưu cho khách hàng. Đặc biệt, chúng tôi cung cấp dịch vụ lấy mẫu tận nơi, giúp khách hàng thuận tiện hơn trong quá trình xét nghiệm.
Bước 1: Đặt lịch hẹn
- Khách hàng có thể đặt lịch trực tiếp thông qua website miraihealthcare.vn hoặc số hotline 1900.9186
- Với dịch vụ lấy mẫu tận nơi, sau khi đặt lịch hẹn, nhân viên y tế của Mirai Healthcare sẽ đến địa chỉ khách hàng đăng ký để lấy mẫu xét nghiệm.
Mirai Healthcare cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi
Bước 2: Thực hiện xét nghiệm
Tùy vào tình trạng sức khỏe và chỉ định của bác sĩ, khách hàng có thể được thực hiện một trong những xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm nồng độ axit uric trong máu
- Xét nghiệm nồng độ axit uric niệu 24 giờ
- Xét nghiệm đánh giá chức năng thận
Bước 3: Phân tích kết quả và tư vấn chuyên sâu
- Kết quả xét nghiệm sẽ có sau 4 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu
- Sau khi có kết quả, khách hàng sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể về tình trạng bệnh,
- Đối với khách hàng sử dụng dịch vụ lấy mẫu tận nơi, kết quả sẽ được gửi trực tuyến qua hệ thống của Mirai hoặc nhân viên y tế sẽ liên hệ để tư vấn.
Bước 4: Hỗ trợ sau xét nghiệm
- Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp để kiểm soát bệnh gout hiệu quả
- Theo dõi sức khỏe định kỳ, hỗ trợ khách hàng trong những lần thăm khám tiếp theo.
Chi phí xét nghiệm bệnh gout
Chi phí xét nghiệm bệnh gout còn phụ thuộc vào việc khách hàng thực hiện xét nghiệm gout ở đâu, các hạng mục xét nghiệm được bác sĩ chỉ định, dịch vụ khách hàng sử dụng…
Một số dấu hiệu nên làm xét nghiệm gout
Bệnh gout khởi phát đột ngột với các triệu chứng từ đau âm ỉ đến dữ dội, đặc biệt xuất hiện vào ban đêm. Người mắc bệnh gout có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu như:
- Đau khớp dữ dội: Cơn đau thường xuất hiện ở ngón chân cái, các phớp ngón tay, chân, cổ tay, đầu gối, khuỷu tay.
- Đau âm ỉ kéo dài: Sau cơn đau đột ngột, người mắc bệnh gout gặp phải tình trạng đau âm ỉ kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Mỗi lần tái phát, cơn đau có xu hướng kéo dài và nặng hơn trước.
Khớp sưng đau do bệnh gout gây nên
- Viêm và tấy đỏ khớp: Bệnh gout khiến các khớp ngón tay, chân sưng đỏ, nóng ran, cảm giác vô cùng khó chịu.
- Giảm khả năng vận động: Khi bệnh tiến triển, người bệnh gặp khó khăn trong việc cầm nắm, cử động khớp, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày.
Nếu xuất hiện các dấu hiệu kể trên, chúng ta nên làm xét nghiệm gout để biết rõ tình trạng bệnh của bản thân, từ đó có hướng điều trị kịp thời, hạn chế những biến chứng nguy hiểm do bệnh gout gây ra.
Cách phòng ngừa bệnh gout hiệu quả
Có rất nhiều cách phòng tránh bệnh gout hiệu quả mà chúng ta có thể thực hiện dễ dàng ngay tại nhà.
Duy trì chế độ ăn uống khoa học
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát, phòng ngừa và điều trị bệnh gout. Chúng ta nên:
- Hạn chế thực phẩm giàu purin: hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật, bia rượu, thực phẩm chế biến sẵn
- Tăng cường ăn rau xanh và trái cây: Chất xơ có trong rau củ giúp giảm hấp thụ purin và hỗ trợ cơ thể đào thải axit uric qua đường tiểu.
Ăn nhiều rau xanh và trái cây giúp đẩy lùi bệnh gout
- Uống đủ nước: Uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày tùy từng thể trạng giúp thận hoạt động hiệu quả hơn, tăng cường đào thải axit uric
- Bổ sung sữa ít béo: Các nghiên cứu cho thấy sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo giúp tăng cường đào thải axit uric qua nước tiểu
Kiểm soát cân nặng
Thừa cân khiến cơ thể nặng nề, gây áp lực lớn lên các khớp và gây tổn thương khớp. Thừa cân cũng là nguyên nhân khiến quá trình chuyển hóa trong cơ thể bị ảnh hưởng. Kiểm soát cân nặng hợp lý sẽ làm giảm tổn thương khớp, hạn chế nguy cơ mắc bệnh gout.
Tập thể dục thường xuyên
Duy trì tập luyện thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp hỗ trợ cơ thể đào thải axit uric hiệu quả. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên cũng giúp cơ thể dẻo dai, đẩy lùi nhiều bệnh tật.
Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn
Rượu bia là thức uống có hàm lượng purin cao, khi nạp vào cơ thể sẽ khiến khả năng đào thải axit uric của cơ thể giảm sút, gia tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Ngoài ra, bia rượu còn là tác nhân gây hại cho gan thận, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Hạn chế đồ uống có cồn để ngăn ngừa bệnh gout
Kết luận
Bệnh gout là căn bệnh phổ biến và đang dần được trẻ hóa hiện nay. Chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh bệnh gout thành công nếu duy trì nếp sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học và hợp lý. Nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh gout hoặc gia đình có người mắc bệnh gout cần đến ngay cơ sở y tế thực hiện khám và xét nghiệm, từ đó có phác đồ điều trị thích hợp tránh những biến chứng nguy hiểm.