1. Gan nhiễm mỡ cấp độ 1 là gì?
Gan nhiễm mỡ độ 1 là giai đoạn đầu tiên của bệnh, xảy ra khi mỡ bắt đầu tích tụ trong các tế bào gan. Ở giai đoạn này, lượng mỡ tích tụ dư thừa khoảng 5 – 10% (lượng mỡ từ 3 – 5% khối lượng gan được coi là bình thường), chưa gây ra tổn thương đáng kể hoặc viêm nhiễm nghiêm trọng cho gan.
Điều đáng chú ý là gan nhiễm mỡ độ 1 thường không có triệu chứng rõ ràng, và nếu được phát hiện và quản lý đúng cách, bệnh có khả năng hồi phục hoàn toàn.
Gan nhiễm mỡ độ 1 là giai đoạn mỡ bắt đầu tích tụ trong các tế bào gan
2. Triệu chứng gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ độ 1 thường diễn ra một cách âm thầm, khiến người bệnh khó nhận biết được sự thay đổi bên trong cơ thể. Tuy nhiên, vẫn có một số dấu hiệu mà bạn có thể cảm nhận được như:
- Mệt mỏi: Cảm giác mệt mỏi kéo dài, không rõ nguyên nhân, không thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi đầy đủ có thể là một dấu hiệu cảnh báo gan đang phải làm việc quá sức do sự tích tụ mỡ.
- Cảm giác nặng ở vùng hạ sườn phải: Vùng hạ sườn phải là vị trí của gan. Khi mỡ tích tụ, gan có thể phình to hơn một chút, gây ra cảm giác tức nặng, khó chịu âm ỉ hoặc đôi khi chỉ là một cảm giác vướng víu nhẹ ở khu vực này.
- Sụt cân nhẹ: Trong một số ít trường hợp, nếu tình trạng gan nhiễm mỡ bắt đầu ảnh hưởng đến chức năng chuyển hóa của gan, người bệnh có thể gặp phải tình trạng sụt cân nhẹ không chủ ý.
- Chán ăn: Tương tự như sút cân, cảm giác chán ăn hoặc buồn nôn nhẹ cũng có thể xuất hiện khi chức năng gan bị ảnh hưởng, dù ở mức độ nhẹ trong giai đoạn 1.
Chán ăn là một trong những biểu hiện khi bị gan nhiễm mỡ độ 1
3. Nguyên nhân gan nhiễm mỡ độ 1
Gan nhiễm mỡ độ 1 là kết quả của sự tác động từ nhiều yếu tố khác nhau như:
- Thừa cân và béo phì: Khi cơ thể dư thừa calo so với nhu cầu, lượng chất béo không được sử dụng sẽ chuyển hóa và tích trữ, không chỉ ở các mô mỡ mà còn ở các cơ quan khác, trong đó có gan. Lượng mỡ dư thừa này dần dần tích tụ trong các tế bào gan, dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ.
- Tiểu đường và kháng insulin: Người mắc bệnh tiểu đường hoặc kháng insulin sẽ xảy ra tình trạng các tế bào của cơ thể kém nhạy cảm với insulin. Đây là hormone giúp vận chuyển đường từ máu vào tế bào để tạo năng lượng.
Khi insulin không hoạt động hiệu quả, lượng đường trong máu tăng cao, kích thích gan sản xuất nhiều triglyceride (một loại chất béo), làm tăng lượng mỡ tích tụ trong gan.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Nếu bạn thường xuyên ăn đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều đường sẽ khiến cơ thể dư thừa năng lượng và dễ mắc bệnh gan nhiễm mỡ:
- Uống rượu: Khi bạn uống rượu, gan sẽ phải làm việc nhiều hơn để đào thải, gây viêm và tổn thương tế bào gan, làm gián đoạn quá trình chuyển hóa chất béo và dẫn đến gan nhiễm mỡ.
- Tăng mỡ máu: Khi nồng độ các loại mỡ máu như cholesterol và triglyceride tăng cao, lượng mỡ dư thừa này có thể lắng đọng ở gan, gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ.
- Lối sống ít vận động: Khi ít vận động, lượng calo dư thừa ít được đốt cháy, dẫn đến tích tụ mỡ ở nhiều nơi, bao gồm cả gan.
- Sử dụng một số loại thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống ung thư, thuốc chống virus hoặc corticoid, có thể gây ra tác dụng phụ là làm tăng lượng mỡ trong gan hoặc gây tổn thương gan, dẫn đến gan nhiễm mỡ.
Thừa cân và chế độ ăn uống không lành mạnh là một trong những nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ
4. Cách điều trị và phòng tránh gan nhiễm mỡ độ 1
Bệnh gan nhiễm mỡ độ 1 sẽ được phòng tránh và điều trị hiệu quả bằng các phương pháp sau:
- Giảm cân từ từ: Giảm 0.5-1kg mỗi tuần nếu thừa cân để giảm lượng mỡ trong gan, tránh giảm cân quá nhanh.
- Ăn uống lành mạnh: Bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây,… trong bữa ăn hàng ngày để giúp cải thiện quá trình trao đổi chất, kiểm soát lượng đường trong máu và giảm hấp thu chất béo, từ đó giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ. Ưu tiên các ưu tiên chất béo tốt từ cá, dầu ô liu, hạt để tốt tim mạch và gan.
- Hạn chế: Bạn cần hạn chế ăn đồ ăn nhiều đường, dầu mỡ, đồ ăn nhanh, chế biến sẵn để tránh bị tăng cân, dư thừa năng lượng. Đồng thời tránh xa rượu, bia để không gây hại cho gan.
- Tăng vận động: Tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần (đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe,…) giúp đốt cháy calo dư thừa, giảm lượng mỡ toàn thân, bao gồm cả mỡ trong gan. Vận động còn cải thiện độ nhạy insulin, giúp cơ thể sử dụng đường hiệu quả hơn và giảm sản xuất triglyceride ở gan.
- Kiểm soát bệnh nền: Điều trị và kiểm soát các bệnh như tiểu đường và mỡ máu cao để ngăn bệnh tiến triển.
- Không tự ý dùng thuốc: Sử dụng các loại thuốc không được bác sĩ chỉ định, đặc biệt là khi dùng liều lượng không đúng hoặc kết hợp các loại thuốc không phù hợp, có thể gây tổn thương gan trực tiếp hoặc làm rối loạn quá trình chuyển hóa chất béo, dẫn đến gan nhiễm mỡ.
Ăn uống lành mạnh là một trong những phương pháp giúp ngăn ngừa gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ độ 1 là giai đoạn khởi phát của tình trạng mỡ tích tụ trong gan, thường diễn ra âm thầm và có khả năng phục hồi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và có những điều chỉnh tích cực trong lối sống, chế độ ăn uống.
Do đó, bạn nên thăm khám định kỳ tại các cơ sở y khoa uy tín và tuân theo lời khuyên của bác sĩ để phát hiện và bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả. Hãy liên hệ với Mirai Healthcare để được tư vấn tận tình về gan nhiễm mỡ và các bệnh lý khác.