Loãng xương: dấu hiệu, tác hai, chẩn đoán và điều trị

Hình ảnh bác sĩ
Tư vấn chuyên môn bài viết

TS.BS Phan Văn Mạnh

Nội tổng hợp

Loãng xương là tình trạng suy yếu cấu trúc xương khiến xương xốp, dễ gãy và thường xảy ra ở người lớn tuổi. Cùng tìm hiểu tổng quan về loãng xương với bài viết sau đây để ngăn ngừa hiệu quả.
Hình ảnh bác sĩ
Tư vấn chuyên môn bài viết

TS.BS Phan Văn Mạnh

Nội tổng hợp

1. Loãng xương là gì?

Loãng xương là tình trạng suy giảm khối lượng xương và cấu trúc bên trong của xương trở nên mỏng manh, yếu ớt. Điều này làm cho xương mất dần độ chắc khỏe và tăng đáng kể nguy cơ gãy, thậm chí chỉ với những va chạm rất nhẹ mà bình thường không gây ra vấn đề. 

Loãng xương là một bệnh lý nguy hiểm và có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: tăng nguy cơ gãy xương, đau mãn tính, giảm khả năng vận động, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe tổng thể. Do đó, bạn cần nhận biết rõ các dấu hiệu loãng xương và khắc phục kịp thời. 

loang-xuong-la-tinh-trang-suy-giam-khoi-luong-xuong-va-cau-truc-ben-trong-cua-xuong

Loãng xương là tình trạng suy giảm khối lượng xương và cấu trúc bên trong của xương

2. Dấu hiệu loãng xương

Dưới đây là các dấu hiệu chính để bạn nhận biết tình trạng loãng xương:

  • Đau lưng mạn tính: Loãng xương làm cho các đốt sống trở nên xốp và yếu. Dưới tác động của trọng lực và các hoạt động hàng ngày, các đốt sống này có thể bị lún xẹp hoặc gãy nhỏ gây ra đau lưng kéo dài.
  • Giảm chiều cao (có thể mất từ 2 – 4cm mỗi năm ở người cao tuổi): Sự suy yếu của các đốt sống do loãng xương dẫn đến việc chúng bị lún xẹp theo thời gian. Khi nhiều đốt sống bị lún xẹp, tổng chiều cao của cột sống sẽ giảm đi, dẫn đến sụt giảm chiều cao đáng kể. 
  • Dáng đi gù, cong lưng: Các đốt sống ở phần trên của cột sống (đặc biệt là đốt sống ngực) do loãng xương sẽ làm thay đổi hình dạng tự nhiên của cột sống. Các đốt sống bị xẹp về phía trước, tạo ra độ cong bất thường ở lưng trên, dẫn đến dáng đi gù lưng hoặc cong lưng. 
  • Dễ bị gãy xương: Đây là hậu quả trực tiếp của việc mật độ xương giảm và cấu trúc xương suy yếu, đặc biệt là tại các vị trí như xương hông, cột sống, và cổ tay, dù chỉ va chạm nhẹ.

dau-hieu-loang-xuong

Đau lưng là một trong những dấu hiệu cảnh báo loãng xương 

3. Nguyên nhân gây loãng xương

Có nhiều nguyên nhân gây loãng xương, điển hình như:

  • Suy giảm hormone: Estrogen (nữ giới) và Testosterone (nam giới) đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mật độ xương. Khi nồng độ hormone suy giảm do tuổi tác hoặc các yếu tố khác, quá trình tạo xương bị suy giảm, dẫn đến mất khối lượng xương và loãng xương.
  • Thiếu hụt dinh dưỡng: Các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin D, protein là những dưỡng chất quan trọng cấu tạo nên xương. Khi thiếu những dưỡng chất này trong thời gian dài, sẽ làm giảm mật độ xương, khiến xương trở nên yếu và dễ gãy.
  • Yếu tố di truyền: Nếu cha mẹ hoặc anh chị em ruột bị loãng xương hoặc có tiền sử gãy xương do loãng xương, nguy cơ bạn mắc bệnh này sẽ cao hơn.
  • Lối sống không lành mạnh: Hút thuốc lá, uống rượu bia, ít vận động sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực lên xương, tăng tốc độ hủy xương và dẫn đến loãng xương.
  • Bệnh lý: Bệnh lý như tuyến giáp, đái tháo đường, gan mãn tính có thể làm tăng tốc độ hủy xương, dẫn đến mất khối lượng xương và loãng xương. Cụ thể: 
  • Cường giáp: Hormone tuyến giáp cao quá mức có thể làm tăng tốc độ hủy xương, dẫn đến mất khối lượng xương và loãng xương.
  • Đái tháo đường: Gây ảnh hưởng đến sự thay đổi trong chuyển hóa glucose, tổn thương mạch máu và sự hình thành các sản phẩm glycation hóa bền vững, làm suy yếu chất lượng xương.
  • Bệnh gan mãn tính: Các bệnh gan mãn tính có thể ảnh hưởng đến sự chuyển hóa vitamin D và các hormone liên quan đến xương, dẫn đến giảm mật độ xương và tăng nguy cơ gãy xương.
  • Sử dụng thuốc corticosteroid lâu dài: Corticosteroid là một loại thuốc chống viêm mạnh, nhưng sử dụng kéo dài có thể ức chế hoạt động của tế bào tạo xương, tăng hoạt động của tế bào hủy xương, giảm hấp thụ canxi ở ruột, dẫn đến mất xương và loãng xương.   

nguyen-nhan-gay-loang-xuong

Suy giảm hormone, thiếu dinh dưỡng, bệnh lý,… gây nên tình trạng loãng xương 

4. Các loại loãng xương phổ biến

Loãng xương không chỉ đơn thuần là tình trạng giảm mật độ xương mà còn có thể được phân loại dựa trên nguyên nhân và vị trí ảnh hưởng. Cụ thể như sau: 

  • Loãng xương nguyên phát: Đây là loại loãng xương phổ biến nhất và thường liên quan đến quá trình lão hóa tự nhiên và sự thay đổi nội tiết tố. 
  • Loãng xương thứ phát: Loại loãng xương này xảy ra do một bệnh lý nền cụ thể hoặc là tác dụng phụ của việc sử dụng một số loại thuốc. Khi xác định và điều trị được nguyên nhân gây ra loãng xương thứ phát, tình trạng loãng xương có thể được cải thiện hoặc ngăn chặn tiến triển. 
  • Loãng xương cục bộ: Đây là tình trạng mất mật độ xương chỉ xảy ra ở một vùng xương cụ thể trong cơ thể, không lan rộng toàn thân như loãng xương nguyên phát và thứ phát. Nguyên nhân thường liên quan đến các yếu tố tác động trực tiếp lên vùng xương đó như: chấn thương, viêm,…

5. Cách chẩn đoán bệnh loãng xương

Chẩn đoán loãng xương thường dựa trên việc đánh giá mật độ xương và các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân. Các phương pháp chính bao gồm:

  • Đo mật độ xương: Đây là xét nghiệm không xâm lấn, sử dụng một lượng nhỏ tia X để đo lượng khoáng chất (chủ yếu là canxi) trong xương. Các vị trí đo mật độ xương gồm: xương cột sống, xương hông. 
  • Chụp X-quang: Cung cấp hình ảnh về hình dạng và cấu trúc tổng thể của xương, giúp phát hiện các dấu hiệu như lún xẹp đốt sống, gãy xương.
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu: Kiểm tra các chỉ số canxi và vitamin D trong máu, giúp xác định dấu hiệu chuyển hóa xương.

do-mat-do-xuong-la-phuong-phap-quan-trong-de-chan-doan-benh-loang-xuong

Đo mật độ xương là phương pháp quan trọng để chẩn đoán bệnh loãng xương

6. Phác đồ điều trị loãng xương

Mục tiêu chính của điều trị loãng xương là ngăn ngừa gãy xương, giảm đau và duy trì hoặc cải thiện mật độ xương, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. 

  • Điều chỉnh lối sống: Ăn uống đầy đủ canxi và vitamin D, tăng cường vận động để giúp cải thiện tình trạng xương, đảm bảo mật độ xương, ngăn ngừa loãng xương. 
  • Thuốc điều trị: Các loại thuốc này có tác dụng làm chậm quá trình mất xương hoặc kích thích quá trình tạo xương. Việc lựa chọn thuốc sẽ do bác sĩ quyết định dựa trên tình trạng cụ thể của bệnh nhân.
  • Hỗ trợ giảm đau: Đau là một triệu chứng thường gặp ở những người bị loãng xương, đặc biệt là sau gãy xương. Bác sĩ sẽ kê các loại thuốc giảm đau giúp người bệnh giảm đau hiệu quả và cải thiện chức năng vận động.
  • Phẫu thuật: Thường chỉ được chỉ định khi đã xảy ra gãy xương nghiêm trọng, đặc biệt là gãy xương hông hoặc gãy xương cột sống gây chèn ép thần kinh.

7. Cách phòng ngừa loãng xương 

Phòng ngừa loãng xương là một quá trình chủ động, bắt đầu từ khi còn trẻ. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm:

  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng: Bổ sung thực phẩm giàu canxi như: sữa, lá rau xanh đậm, đậu nành, các loại hạt,… và thường xuyên tắm nắng để ngăn ngừa thiếu chất. 
  • Duy trì lối sống năng động và tập thể dục thường xuyên: Các hoạt động như đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ,… kích thích tế bào tạo xương và giúp tăng mật độ xương. 
  • Tránh các thói quen xấu: Không hút thuốc lá, uống rượu bia và hạn chế nước ngọt có gas để tránh đẩy nhanh quá trình mất xương.
  • Phòng ngừa té ngã: Khi bị té ngã, có thể làm tổn thương xương và đẩy nhanh quá trình mất xương. 
  • Theo dõi sức khỏe và tầm soát loãng xương: Những người có các yếu tố nguy cơ cao (tiền sử gia đình bị loãng xương, phụ nữ sau mãn kinh sớm) nên được tầm soát loãng xương định kỳ để phát hiện sớm giúp can thiệp kịp thời.

cac-cach-phong-ngua-loang-xuong

Lối sống năng động, tập thể dục thường xuyên là một trong những cách hiệu quả ngừa loãng xương

8. Thực phẩm “vàng” cho người bị loãng xương

Chế độ ăn uống khoa học, sẽ giúp bạn ngăn ngừa và làm chậm quá trình loãng xương. Dưới đây là các thực phẩm “vàng” tốt cho người bị loãng xương:

Thực phẩm Chi tiết Lợi ích
Giàu canxi Sữa, phô mai, cá nhỏ, rau xanh đậm như cải xoăn, rau bina Canxi là khoáng chất chính cấu tạo nên xương, sẽ giúp duy trì mật độ xương, làm chậm quá trình mất xương và giảm nguy cơ gãy xương.
Vitamin D Cá hồi, nấm và tắm nắng vào khoảng thời gian phù hợp Giúp tăng khả năng hấp thu dưỡng chất canxi để xương khỏe
Protein Thịt nạc, các loại hạt, trứng Hỗ trợ quá trình tạo xương mới, duy trì cấu trúc xương chắc khỏe
Magie và kẽm Hạnh nhân, hạt điều, ngũ cốc nguyên cám, chuối,… Giúp hình thành và đảm bảo mật độ xương.

Loãng xương là một bệnh lý xương khớp thường gặp, đặc biệt ở người cao tuổi, làm tăng đáng kể nguy cơ gãy xương và suy giảm chất lượng cuộc sống. Nhận biết sớm các dấu hiệu tiềm ẩn, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ sức khỏe xương khớp.

Do đó, khi có các dấu hiệu nghi ngờ loãng xương bạn nên đến cở sở y tế uy tín như Mirai Healthcare để thăm khám và giảm thiểu những hậu quả nghiêm trọng do loãng xương gây ra.

Chia sẻ
Bài viết cùng chủ đề
Chia sẻ
Bài viết cùng chuyên mục
Mặc dù thường được biết đến là căn bệnh ảnh hưởng đến phụ nữ, ung thư vú ở nam vẫn có thể xảy ra, dù tỷ lệ thấp...
Gan nhiễm mỡ độ 1 là giai đoạn khởi phát của tình trạng mỡ tích tụ bất thường trong gan. Theo dõi bài viết sau để nắm vững...
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây truyền qua vết đốt của muỗi. Bài viết sau sẽ giúp bạn nhận biết các triệu chứng...
Cúm A là một bệnh do virus Influenza A gây ra, có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Vậy cúm A có lây không và lây qua...
Cúm A có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và gây ra những triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng. Hiểu rõ các triệu chứng, cách điều...
Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính phổ biến, khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải. Nhận biết rõ triệu chứng cúm A...

Đăng ký

Đăng ký người dùng
Bằng việc nhấn nút Đăng ký bạn đã đồng ý với Chính sách bảo mậtChính sách bảo vệ thông tin của MIRAI

Đăng nhập

Đăng nhập

Bạn cần hỗ trợ? 19009186

Đặt lịch khám
Ngày đặt lịch

Đặt lịch lấy mẫu

Quên mật khẩu

Quên mật khẩu
bac-si-mirai-healthcare-tu-van

Đặt lịch tư vấn cùng bác sĩ

Bác sĩ tư vấn